Trở lại   Thư Quán Đo Đo > VỀ NGUYỄN NHẬT ÁNH > TIN TỨC

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 16-06-2012, 11:09 AM
Avatar của Po_2008
Po_2008 Po_2008 đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 441
Cảm ơn: 19
Được cảm ơn 105 lần cho 57 bài viết
Mặc định Viết truyện cho tuổi học trò như người leo núi bằng tay không (Báo Cần Thơ 13-6-2012)

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh:
Viết truyện cho tuổi học trò như người leo núi bằng tay không


Ngày 12-6-2012, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có buổi giao lưu và tặng chữ ký với độc giả TP Cần Thơ tại nhà sách Phương Nam (số 6, đường Hòa Bình, quận Ninh Kiều) ra mắt độc giả cuốn sách “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ”. Phóng viên Báo Cần Thơ đã có cuộc trao đổi với nhà văn về tác phẩm cũng như vấn đề văn học cho tuổi học trò.

* Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tạo được “thương hiệu” với thể loại truyện dành cho tuổi học trò khi có hàng loạt tác phẩm ăn khách như: “Kính vạn hoa”, “Tôi là Bêtô”, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... Riêng cuốn “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” này dù chưa phát hành nhưng đã phải in thêm đến ba lần. Xin anh cho biết yếu tố nào làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi?



Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu với độc giả Cần Thơ.

Tác phẩm “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” được viết theo thể loại đồng thoại. Hai nhân vật chính trong truyện là chú mèo Gấu - một thi sĩ mộng mơ và chú chuột Tí Hon. Mèo Gấu luôn nhớ nhung, làm thơ cho nàng mèo Áo Hoa đã đi xa; còn chuột Tí Hon thì cũng sống trong niềm "yêu yêu" trước nàng chuột Út Hoa. Trong truyện này, tôi muốn gửi gắm một thông điệp: Khi yêu, không chỉ con người mà loài vật cũng có thể làm những điều kỳ diệu. Bởi cùng chung cảnh ngộ nên mèo Gấu chẳng những không ăn thịt chuột Tí Hon mà con giúp chuột kiếm mồi khi gặp nạn. Sức hấp dẫn của mỗi tác phẩm chính là sự đồng cảm giữa người viết và người đọc. Trong truyện của mình, tôi cố gắng đưa vào những tình cảm trong sáng, những nhân vật luôn sống lạc quan, hướng thiện. Tôi tin đó là những liều kháng sinh tinh thần bổ ích cho các em trong môi trường sống hiện nay.

Kinh nghiệm cho thấy, viết văn cho tuổi học trò cần dùng văn phong giản dị, gần gũi, không nên dùng thủ pháp nghệ thuật nhiều quá. Có thể ví von, viết văn cho tuổi học trò như người leo núi bằng tay không, đừng trang bị kỹ thuật cồng kềnh. Hãy để học trò cảm nhận từng trang sách bằng chính suy nghĩ và tình cảm của mình.

* Theo ông, thị trường sách dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn của nước ta hiện nay như thế nào?

Tôi vừa có chuyến đi xuyên Việt. Nhìn chung, khu trưng bày sách dành cho thiếu nhi, tuổi học trò chiếm một diện tích đáng kể ở các nhà sách, khá phong phú cả thể loại, đề tài. Theo tôi, văn học dành cho thiếu nhi hiện nay khá gần gũi, phản ánh sinh động cuộc sống tuổi học trò ngày nay với hình thức trình bày đẹp, vui nhộn. Hầu hết các tác giả đều gửi gắm vào tác phẩm không chỉ những câu chuyện mang tính giải trí mà chứa đựng những bài học ý nghĩa, mang tính giáo dục. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng.

Tuy nhiên, một vấn đề đáng suy nghĩ là tỷ lệ sách dịch chiếm hơi nhiều. Trong đó có nhiều tác phẩm chưa thật sự phù hợp với văn hóa và nếp sống, nếp nghĩ của trẻ em Việt Nam. Có lẽ, các nhà văn nước ta cần dành nhiều trang viết hơn cho học trò, hình thành đông đảo đội ngũ nhà văn viết cho trẻ em. Đó cũng là cách giành thị phần với văn học ngoại, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh Việt tiếp cận với văn học Việt nhiều hơn.

* Xin cảm ơn nhà văn!


Đăng Huỳnh thực hiện

(Báo Cần Thơ 13-6-2012)

__________________
DẪU BIẾT RẰNG YÊU LÀ ĐAU KHỔ

Lần sửa cuối bởi Po_2008; 16-06-2012 lúc 11:12 AM
Trả lời với trích dẫn
Những thành viên đã cảm ơn đến Po_2008 cho bài viết này:
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:22 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters