Trở lại   Thư Quán Đo Đo > PHIẾM ĐÀM > BOLERO

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 24-06-2010, 07:06 PM
Avatar của noibuontinhle
noibuontinhle noibuontinhle đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Jan 2010
Bài gửi: 57
Cảm ơn: 3
Được cảm ơn 23 lần cho 10 bài viết
Mặc định Sến là gì? Tại sao? Như thế nào? (cao xuân hạo, nhật chiêu, trịnh cung)

Sến là gì? Tại sao? Như thế nào?



Giáo sư Ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo:

"Theo tôi, gốc của từ "sến" phải bắt đầu từ chữ "sen" trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở. Xuất phát của từ này ở miền Bắc, thời kỳ Pháp thuộc vào những năm 1930 - 1945; có thể xem là thời của Lý Toét và Xã Xệ, của văn chương Tự Lực Văn Đoàn. Từ "sen" đọc trại thành "sến" bởi sự khinh bỉ, là tầng lớp thấp, văn hóa kém. Còn nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật thì ám chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị. Bàn riêng về chữ "sến" trong "nhạc sến", tôi nghĩ nghĩa gốc cũng vậy, không thay đổi nhiều lắm".




Dịch giả Nhật Chiêu :

"Tôi nghĩ nhạc sến là một bộ phận cơ bản trong đời sống âm nhạc dành cho đối tượng thưởng thức bình dân, không thể thiếu. Không chỉ VN mà rất nhiều nước đều có loại hình giải trí dành riêng cho đối tượng đông đảo này. Trong rất nhiều "tình huống" cuộc sống, tình cờ "lạc vào" tôi lại thấy nhiều ca từ của nhạc sến rất có lý (!). Sự thật là chưa có ai buồn nghe nhạc sến mà chết cả nhưng đã có nhiều trường hợp thưởng thức "văn hóa" cao cấp lại tự tử ví dụ như trường hợp tác phẩm Những nỗi đau của chàng Werther của Gớt. Nói vui, theo tôi, nghe nhạc sến cũng như mặc áo chim cò, không hại ai".




Họa sĩ Trịnh Cung
:
"Trong tranh vẫn có "sến” chứ! Ví dụ như tranh của họa sĩ Lê Trung trước đây. Ông thường vẽ phụ nữ ngực tròn, mặc áo bà ba đội khăn hoặc nón rất Sài Gòn. Nói chung là bình dân. Nhưng chân dung các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, bà Tùng Long... của ông thì vẫn đầy cá tính. Nhiều người nhớ! “Nhạc sến” thường tập trung vào điệu boléro. Theo tôi, ngoài tính mòn, đơn điệu, boléro có ưu điểm là rất thích hợp với giọng nam của các ca sĩ Sài Gòn. Các nhạc sĩ như Lam Phương, Hồ Đình Phương, Thanh Sơn... là những cái tên được biết đến từ “nhạc sến”. Nói không quá, “nhạc sến” rất đặc trưng cho đời sống thị dân”.


Đông Dương (ghi)

(Báo Thanh Niên 18-8-2005)
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên noibuontinhle, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:52 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters