Trở lại   Thư Quán Đo Đo > CÂU LẠC BỘ > SƯU TẦM

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 10-09-2011, 12:48 PM
Avatar của Yan Jik
Yan Jik Yan Jik đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Bài gửi: 10
Cảm ơn: 1
Được cảm ơn 2 lần cho 1 bài viết
Mặc định Người in ronéo cuối cùng ở Sài Gòn (Tuổi Trẻ 1-6-2009)

Người in ronéo cuối cùng ở Sài Gòn

Nhiều năm qua, phố in ấn trên đường Lý Thái Tổ, Q.3, TP.HCM đã trở thành nơi quen thuộc của khách hàng mỗi khi có nhu cầu về in ấn, làm đơn thuê, dịch thuật... Nghề thịnh hành nhất ở con phố này từ đầu thế kỷ 20 đến thập niên 1990 là nghề in ronéo.

Nhưng hiện nay nghề này đã kết thúc “sứ mạng lịch sử” để nhường ngôi cho các nhà in lớn, máy photo, máy in offset... Người cuối cùng còn lại với nghề hiện nay ở Sài Gòn là ông Trần Tấn Tài.



Ông Tài in ronéo cho một vị khách hiếm hoi

Ông Tài kể: “Tôi quê ở Củ Chi. Trước đây đến với nghề cũng là do bất đắc dĩ, anh trai tôi định cư ở nước ngoài, ba tôi già yếu, không còn ai theo nghề. Tôi đành phải nối nghiệp. Trước giải phóng, tôi vừa đi học vừa phụ việc ở cửa hàng. Sau này tôi và chị gái đảm đương và cuối cùng còn lại mình tôi đến giờ”. Nghề in ronéo vào khoảng thập niên 1980-1990 là thời thịnh hành, nên ông Tài phải tranh thủ làm cả ngày lẫn đêm.

Vào thời điểm đó, cửa hàng của ông Tài mỗi ngày làm hàng chục ram giấy (1ram là 500 tờ), tiền công mỗi ram từ 25-30 đồng (khoảng 25.000-30.000 đồng hiện nay), chưa tính tiền công làm mẫu lên tờ giấy stencil (giấy sáp), nên tính ra thu nhập hằng tháng rất khá, đủ nuôi cả gia đình và vẫn còn một khoản để dành.

Dân ở phố nghề này từng có câu ví von đã trở thành quen thuộc với nhiều người: “nhất Đệ, nhì Tài”. Vì chỉ có cửa hàng của ông Tài và cửa hàng của gia đình ông Đệ ở đường Ba Tháng Hai (Q.10) là in ronéo đẹp nhất Sài Gòn vào những năm 1970-1990. Sau này người ta đổi lại là “nhất Tài, nhì Đệ” vì cửa hàng ông Tài làm đẹp hơn, nhanh hơn cửa hàng của ông Đệ. Những mẫu để in ronéo trước kia là cả một kỳ công và phải có tay nghề cao mới làm được. Bởi để in ronéo được phải có mẫu (giấy sáp). Công đoạn khó nhất phải nói tới là đánh máy chữ, dàn trang, vẽ hình minh họa... Các công đoạn này, theo ông Tài, đó là bí quyết riêng của nghề, vì thế người làm đẹp chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ông Tài lấy tay lau những vết bụi bám trên chiếc máy in ronéo có trên 40 năm tuổi từ đời cha để lại đến nay, tự hào nói: “Cái máy in ronéo này theo tôi gần cả đời người. Ngoài tôi ra không còn ai sử dụng được chiếc máy này. Bởi khi máy hỏng hóc chỉ tôi mới biết bệnh của nó, đồ thay thế ngoài thị trường đã không bán cách đây gần 20 năm rồi. Bao nhiêu lần máy hỏng, tôi phải dùng đồ chế”.

Ông Tài thổ lộ nghề in ronéo không đơn thuần là việc kiếm tiền, mà còn đòi hỏi phải có cái tâm. “Đã trót trao duyên với nghề thì dù hoàn cảnh thế nào mình vẫn một lòng thủy chung với nó. Tôi còn sống là còn làm nghề này” - ông Tài quả quyết.

VĂN MẠNH

(Tuổi Trẻ 1-6-2009)

__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên Yan Jik, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:08 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters