#1  
Cũ 03-02-2012, 09:13 AM
Avatar của panda_kungfu
panda_kungfu panda_kungfu đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jan 2010
Bài gửi: 211
Cảm ơn: 1
Được cảm ơn 135 lần cho 61 bài viết
Mặc định Đọc sách - chuyện không chỉ của độc giả (kevin nance)

Đọc sách - chuyện không chỉ của độc giả



V
ài tháng trước, các nhà văn, các nhà phê bình văn học và giới xuất bản đã bắt đầu phải dùng đến những tính từ mạnh khi thảo luận về bản báo cáo Đọc hay Không Đọc (do Quỹ Nghệ thuật Quốc gia Mỹ - NEA - công bố gần đây). Đó là những tính từ "Đáng sợ", "Buồn", và "Tăm tối". Nhưng quan trọng hơn, dư luận đánh giá là họ không hề lên gân hay làm phách. Sự "Đọc" ở Mỹ quả đã suy giảm đến mức tệ hại, theo NEA, đặc biệt trong giới trẻ. Chưa đến 1/3 lũ trẻ lứa tuổi 13 có hứng thú đọc sách hàng ngày, tức là kém đi 14% so với 2 thập kỷ trước. Trong khi đó, số trẻ 17 tuổi không muốn đọc sách đã tăng gấp đôi cũng sau khoảng thời gian đó. Dân số Mỹ trong khoảng 15-24 tuổi xem TV khoảng 2 giờ mỗi ngày, các nhà điều tra nhận thấy, vậy mà chỉ đọc có không quá... 7 phút!


Những điều này (và cả nhiều điều đáng sợ khác nữa) tiếp tục khẳng định và mở rộng thêm nhận định đã từng xuất hiện trong bản báo cáo có tên Liều lĩnh đọc cũng của NEA: Người Mỹ ngày càng ít đọc các thể loại hư cấu, thơ, và kịch, những lĩnh vực vốn được quy cho trách nhiệm của các nhà văn. Sự suy giảm này diễn ra trên cả hai bình diện: độc giả (nghe và đọc) và thị trường sách. Nó ảnh hưởng đến các nhà văn, đã đành, và còn ảnh hưởng cả đến sự duy trì ảnh hưởng của chính Văn học đối với Văn hóa Mỹ.

Trong khi báo cáo Liều lĩnh đọc chỉ tập trung điều tra các khuynh hướng đọc sách văn học qua 17.000 thanh niên từ 18 tuổi trở lên, biểu hiện qua việc tiêu thụ tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, và kịch, thì Đọc hay Không Đọc lại mở rộng ra mọi lĩnh vực, qua hơn 40 cuộc điều tra trên quy mô cả nước, từ thói quen đọc của trẻ em, thanh thiếu niên, đến người lớn, và mọi kiểu đọc từ sách, báo, tạp chí, sách chuyên môn, internet...

Tất cả các cuộc điều tra đó, buồn thay, đều dẫn đến một chẩn đoán nghiệt ngã: từ trẻ em đến người lớn Mỹ, đâu đâu cũng thấy việc đọc đang bị coi nhẹ.

"Mỉa mai ở chỗ, nước Mỹ không hề thiếu nhà văn", Biên tập viên Donna Seaman của tạp chí Danh mục sách, một ấn bản chuyên nghiệp của Hội Thư viện Mỹ, phát biểu. "Tôi chứng kiến sự ra đời của hàng trăm cuốn sách mỗi tuần, hình thức cực đẹp, nội dung từ thơ ca đến văn xuôi đều vô cùng sâu sắc. Thế nhưng người dân vẫn cứ mỗi ngày một đọc ít. Ai cũng xông ra viết, nhưng chẳng ai muốn đọc. Sự phân cách đã diễn ra thật đáng ngạc nhiên. Đây là một câu đố thực sự hóc búa, và là một thách thức thực sự khó vượt qua đối với những người sáng tạo. Tôi nghĩ chúng ta đang đứng trước miệng vực của một nghệ thuật chết, một thế giới chết, nếu chúng ta không đánh thức được niềm say mê đọc nơi những người trẻ tuổi".

Tiểu thuyết gia Audrey Niffenegger, tác giả cuốn Bà vợ của Nhà Du hành Thời gian (Nxb MacAdam/Cage, 2003) cũng đồng tình: "Khi bạn nghe thấy một điều gì đó tương tự như thế này, bao tử bạn như sắp bị thủng. Và bạn nghĩ: Chúng ta đang lao đến ngày tận thế rồi".

"Hiện thực làm tôi lo lắng khôn xiết. Tôi có cảm tưởng sự đọc nghiêm túc giống như một nỗ lực đặc biệt, nhưng đã bị tách hoàn toàn khỏi nền văn hóa. Nghĩa là chúng ta đang chẳng giống ai", Biên tập viên Christian Wiman của Tạp chí Thơ, bày tỏ. Cuối năm ngoái, ông này xuất bản tập tiểu luận Hoài vọng và Sự cứu vớt: Trở thành Nhà thơ, ấn hành bởi Hãng Copper Canyon. Nhưng Wiman nhận thấy rằng, không quan trọng sự đọc lan tràn được đến đâu, và cả sự kêu than lẫn lặng lẽ chịu trận thì đều không phải là cách ứng xử thích hợp. "Tôi không nghĩ cuộc sống cứ phải luôn luôn diễn biến theo một chiều cố định", ông diễn giải. "Tôi nghi ngờ những kết luận chắc như đinh đóng cột. Tôi vẫn thường nghe mọi người nói: Thời cuộc rồi, bạn chẳng thể làm được gì đâu. Nhưng chúng ta có thể kháng cự, nếu thời cuộc diễn biễn theo chiều hướng tiêu cực. Sự đọc suy giảm là điều có thật, và chúng ta đừng nên ngồi đó mà kêu rên. Hãy làm điều gì đó".

Nhưng làm gì? Các thầy cô giáo thì đã bó tay trước gánh nặng cải thiện kỹ năng đọc cho học sinh. Vì vậy NEA đề nghị rằng, các bậc làm cha mẹ có thể đóng vai trò tích cực hơn, bằng cách chịu khó đọc sách cho con em mình, và quan trọng hơn, hãy làm gương cho lũ trẻ, hãy đọc nhiều sách hơn, để tạo thói quen tốt cho cả mình lẫn chúng. Một số biện pháp khác cũng có thể giúp ích, khi chúng ta hiểu được vì sao lũ trẻ ít chịu đọc sách. Một trong những lý do thường gặp, đó là: Lũ trẻ xem TV quá nhiều, đương nhiên cả lướt mạng nữa. Theo Timothy Shanahan, Giáo sư Đại học Illinois, bang Chicago, cựu chủ tịch Hội Đọc sách Quốc tế, thì nhiều đứa trẻ không chịu đọc sách vì chúng bảo hình thức ấy quá cô đơn.

"Trẻ con thích gì, và những thông điệp bằng chữ kia phải hấp dẫn, phải tươi đành đạch, phải cởi mở thế nào thì mới trói chặt được chúng chứ", Shanahan bày tỏ. "Bộ sách Harry Potter sở dĩ được hâm mộ, là bởi chúng chứa đầy những câu chuyện hấp dẫn, và ngôn ngữ rất gần với con trẻ. Tôi không nghĩ chúng quá uyên bác, nhưng vì chúng bao quát được rất nhiều mảng đời sống trẻ con nên gần như cho phép bọn trẻ tham gia vào cõi tưởng tượng của nhà văn. Thật thú vị làm sao khi đọc được những điều mà lũ bạn cũng đọc, rồi thì thảo luận với nhau nữa chứ. Tổng quát hơn, con người luôn có khát vọng được chia xẻ những mối quan tâm với cộng đồng".

NEA xem ra cũng đồng ý với nhận định này, khi chỉ ra một kế hoạch quốc gia, lấy tên là Đọc Lớn, trong đó mời người dân khắp nước Mỹ cùng đọc các tiểu thuyết Mỹ như Tuổi thơ bé của Edith Wharton, Câu lạc bộ may mắn mà vui của Amy Tan. Tương tự, một năm sau khi Liều lĩnh đọc xuất hiện, Hội Thơ đã cùng với NEA còn tổ chức chương trình Thơ đọc to, trong đó các sinh viên nhớ và đọc diễn cảm thơ tại nơi đông người để kết nối thi ca với công chúng. Và các câu lạc bộ sách, từ hội kín của Oprah Winfrey đến các nhóm nhỏ láng giềng, đều tiếp tục đạt được những thành tựu.

Nhưng một số người lại nói đến một yếu tố nền tảng khác, tạo nên sự suy giảm sức đọc, đó là do chính các nhà văn đương đại. Phải, chính các nhà sáng tạo phải đóng vai trò cốt lõi nếu muốn người đọc quay trở lại với trang sách. "Tôi nghĩ mãi, và thấy hình như chính các nhà văn cũng quay lưng lại với độc giả", Wiman nói. "Tất nhiên chúng ta khó quay lại được thời hoàng kim, nhưng các nhà văn phải luôn trăn trở hướng đến một cộng đồng biến đổi". Niffenegger đặc biệt nhấn mạnh sự hiện đại hóa văn học như là cái nêm lèn chặt khoảng cách giữa văn giới và công chúng: "Có một phương cách, khác với cách tường thuật truyền thống, tức là nhà văn sẽ nói với bạn ngày một ít hơn, để cho bạn phải làm việc ngày càng nhiều hơn. Bởi ngày nay, người ta không còn muốn ai giảng giải cho họ nữa, mà người ta muốn tự kích thích, tự tưởng tượng. Nếu không thì họ sẽ đi xem phim".

Tuy vậy, không phải tất cả đều tin vào những phép màu. Tree Swenson, nữ Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Thơ Mỹ, khẳng định rằng, mọi dấu hiệu khả quan để người Mỹ thích thơ, thì đều chỉ đang nằm ở... trên mạng. "Internet là một môi trường đặc biệt đáng kể cho thi ca, bởi nó không đòi hỏi độc giả phải mua cả những cuốn thơ. Bạn và tôi, chúng ta chỉ có thể thích được một vài bài thơ nhỏ, thậm chí vài câu thơ ngắn, đơn giản nhưng có khả năng gây choáng váng", bà nói. "Chính các trang web và các mạng xã hội đang tạo điều kiện cho mọi người gửi thơ cho nhau. Vâng, khuynh hướng lớn thì cũng chẳng khả quan cho lắm, nhưng nếu tôi có thể trở về với thơ ca, tôi sẽ tìm lại được tiếng hót lạc quan trong lòng tôi".

Đọc hay Không Đọc rõ ràng đã thắp lên trong lòng mọi người niềm cảm khái để ra tay hành động. "Thoạt nhìn, cuộc điều tra này có vẻ chỉ mang lại những tin xấu, làm nản lòng những nhà văn vỗn đã sẵn mối ưu tư. Cơ khổ, họ có cảm tưởng mình đang bị độc giả bỏ rơi", đó là lời của Sunil Iyengar, Giám đốc mảng nghiên cứu và phân tích tình hình của NEA. "Nhưng mặt khác, để ý kỹ chúng ta sẽ thấy có rất nhiều cơ hội để khởi động những chương trình đầy ý nghĩa. Các ông chủ kinh doanh sách, các nhà xuất bản, các thầy cô giáo, rồi giới thủ thư... tất cả đều rất quan tâm đến việc nâng cao khả năng đọc cho công chúng, bởi đích thị công việc của họ là như thế. Và chính nhờ vậy, họ ủng hộ các nhà văn bằng cả hai tay. Nếu các nhà văn viết hay hơn, họ chẳng những làm rộn ràng thị trường, mà còn hơn thế, nâng cao được toàn bộ mặt bằng văn hóa tinh thần của xã hội, chứ không để cái rào cản thấp tịt như bây giờ mãi cản đường. Vâng, các nhà văn sẽ được cả xã hội quan tâm, nếu công chúng chú ý đến kết quả các cuộc điều tra của NEA".

Đàm Ngọc Xuyến (dịch từ P&W.com)

Nguồn: Văn nghệ

(Theo phongdiep.net)
___________________


* Kevin Nance là nhà phê bình văn học chuyên nghiệp của Tuần báo Chicago Sun-Times.
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên panda_kungfu, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
  #2  
Cũ 03-02-2012, 10:09 AM
Avatar của thinothuykieu
thinothuykieu thinothuykieu đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Nov 2011
Bài gửi: 79
Cảm ơn: 70
Được cảm ơn 21 lần cho 18 bài viết
Mặc định

không chỉ riêng ở Mỹ đâu, Việt Nam mình cũng thế đấy. trẻ con và người lớn có nhiều mối quan tâm khác, nhiều cách giải trí hấp dẫn mà không mệt óc nên họ ít đọc sách. Đó là chưa kể đến những người chỉ đọc những tác phẩm không phù hợp với lứa tuổi hay thậm chí là những cuốn có nội dung xấu, chất lượng kém đang tràn lan ngoài thị trường, trên mạng...
Thật không biết đâu mà lần!
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên thinothuykieu, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời
Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:49 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters