Trở lại   Thư Quán Đo Đo > PHIẾM ĐÀM > BOLERO

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 24-06-2010, 08:02 PM
Avatar của noibuontinhle
noibuontinhle noibuontinhle đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Jan 2010
Bài gửi: 57
Cảm ơn: 3
Được cảm ơn 23 lần cho 10 bài viết
Mặc định Văn nghệ “sến” (lê văn duy)

Văn nghệ “sến”

Dân điện ảnh mà bàn về âm nhạc là bàn chuyện ngoại đạo nhưng đọc ý kiến của bạn Hoàng Phủ Ngọc Phan (Thanh Niên ngày 23.8.2005) thấy có liên quan đến phim ảnh nên tôi xin tham gia cuộc phiếm luận.

Cái chuyện chia hai dòng văn chương nghệ thuật bác học với văn chương nghệ thuật bình dân có từ thời xửa thời xưa. Chẳng phải có nhà nho từng mỉa mai gọi thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Đình Chiểu là “văn chương nôm na mách qué”? Rồi cũng có thời người ta còn ca tụng thơ Đường trên mây trong khi họ không ngớt lời dè bỉu chê bai ca dao hò vè? Cái chuyện vọng ngoại đó thời nào không có? Vậy nên có một vấn đề cần phải phân biệt rõ ràng là chúng ta viết, vẽ, sáng tác nhạc, làm phim cho ai, giới nào thưởng thức? Do đó danh từ “sến” ấy không ám chỉ riêng cho ngành âm nhạc.

[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/MariaSchell.jpg[/IMGL]Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến về xuất xứ ngôn từ “sến” của bạn Hoàng Phủ Ngọc Phan song xin phép tòa soạn Báo Thanh Niên được bổ sung vài ý kiến. Thực ra nữ ngôi sao điện ảnh người Thụy Sĩ, gốc Áo Maria Schell này rất nổi tiếng. Maria Schell là ngôi sao điện ảnh quốc tế, sinh năm 1926 tên thật là Marghrette Schell-Noe đóng phim từ 1942 - 1985 với trên 30 bộ phim lớn. Maria Schell đã cộng tác với rất nhiều đạo diễn lừng danh thế giới từ các nước Anh, Pháp, Ý, Đức và Áo như Astruc và Chenal, Clément, Brooks, Daves, Cooper, Mann, Visconti, Chabrol, Guitry... trong đó có thể kể những bộ phim lớn nổi tiếng như Napoléon, Gervaise, Anh em nhà Karamazov, Con đường về hướng tây, Kẻ sát nhân thích âm nhạc, Trong lớp bụi mặt trời, Hồ sơ Odessa, Trưởng giả điên, Khách đến từ Sans-Souci... Maria Schell có người em trai rất nổi tiếng là diễn viên kiêm đạo diễn Maximiliam Schell, đoạt giải Oscar trong bộ phim Xử án ở Nuremberg, phim cũng đã chiếu ở Sài Gòn thập niên 1960. Như vậy việc chọn từ “sến” không hề xuất phát từ một diễn viên điện ảnh tầm thường mà là việc gọi trại tên từ một ngôi sao điện ảnh quốc tế Maria Schell theo giọng hài biếm. Còn vì sao lại chọn tên Maria? Dạo ấy các trường đại học Sài Gòn còn dạy tiếng Pháp nên giới báo chí Sài Gòn đã chọn cái tên Maria vốn là tên một cô gái Pháp rất phổ cập ở nước này.

Xin trở lại những năm 1954 sau Hiệp định Genève. Dạo đó ở miền Nam phần lớn các văn nghệ sĩ kháng chiến tham gia Việt Minh trừ một số tập kết ra miền Bắc còn phần đông thì ở lại Sài Gòn hoạt động hợp pháp. Đông đảo văn nghệ sĩ ký giả kháng chiến tập trung về Sài Gòn do phải hoạt động hợp pháp nên đã chủ trương chỉ sáng tác những chủ đề chủ điểm ngợi ca thôn quê Nam Bộ, ngợi ca tự tình dân tộc mang đậm phong cách dân ca, trữ tình nhưng phải dễ hiểu, dễ đọc, dễ ca để có đông đảo quần chúng thưởng thức nhằm đánh bại phong trào văn nghệ vọng ngoại (những năm đó là vọng Mỹ) của chính quyền Sài Gòn. Vậy nên có thể xem đây là một chủ trương của Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp giới trẻ miền Nam. Chúng ta có thể kể những tên tuổi nổi tiếng thời đó đã tham gia phong trào sáng tác này như Lý Văn Sâm, Viễn Phương, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Ngọc Linh, Trang Thế Hy, Hà Triều Hoa Phượng, Quy Sắc, Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Hữu Thiết... Có thể nói dòng văn nghệ kháng chiến nội thành Sài Gòn mang phong cách Nam Bộ đã nở rộ thời kỳ ấy. Và thể loại âm nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ cũng phát sinh, nở rộ từ thời ấy.

Thực ra giới sinh viên, giới trẻ có học Sài Gòn những năm ấy không hề dị ứng với những nhạc phẩm của Lam Phương, Lê Dinh, Hoàng Thi Thơ... lúc các ca khúc này mới ra đời. Nhưng rồi dòng nhạc trữ tình này dần dần bị biến tướng qua phong cách biểu diễn uốn éo, sửa đổi ca từ, sửa cả giai điệu của các ca sĩ thời thị trường ở Sài Gòn nhằm chiều theo thị hiếu thẩm mỹ bình dân nên dần dần chỉ còn có giới bình dân thích thưởng thức loại âm nhạc mà giới báo chí Sài Gòn thời ấy đã gọi là dòng nhạc sến! Cũng có lúc giới sân khấu cải lương Sài Gòn sáng tạo ra thể loại nhạc “Tân cổ nhạc giao duyên”. Thế là các ca khúc kiểu như “Mưa rừng ơi mưa rừng... Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên...” lại tỏ ra thích hợp với dòng nhạc sến. Đó là lý do vì sao giới bình dân gọi là “Marie-Fontaine” thích thể loại ca khúc này. Chính do vậy mà giới trẻ có học Sài Gòn phần đông đã tẩy chay dòng nhạc sến.


Đạo diễn LÊ VĂN DUY

(Báo Thanh Niên 8-2005)
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên noibuontinhle, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:37 AM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters