Trở lại   Thư Quán Đo Đo > NGUYỄN NHẬT ÁNH, TÁC PHẨM > TẠP BÚT

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-07-2013, 10:30 PM
Avatar của hoangtube
hoangtube hoangtube đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 1.141
Cảm ơn: 54
Được cảm ơn 936 lần cho 414 bài viết
Mặc định Cùi thơm, hột xoài và xương gà

Cùi thơm, hột xoài và xương gà

1. Lâu lắm mới thấy một thằng bé ngồi ăn thơm. Nó ngồi trong nhà lồng chợ, tay cầm lát thơm vàng ruộm, bên cạnh người mẹ đang nấu một nồi to tướng có vẻ là canh chua, đưa lên miệng cắn từng miếng một cách sung sướng.

Hồi tôi còn nhỏ, các anh em tôi cũng hay ngồi quây quần xem mẹ làm bếp. Mẹ đuổi thế nào cũng không đi, hoặc có tản đi thì chỉ một chốc sau lại túm tụm quanh mẹ như cũ. Lý do: cả đám cứ ngồi lì ở đó, thế nào cũng được mẹ cho một miếng thơm. Ở miền Trung, và có lẽ cả miền Bắc lẫn miền Nam đều vậy, thơm là loại trái cây chủ yếu dùng để nấu ăn. Thơm để nấu canh chua, để cho vào nồi nhưn các loại bún, để xào thịt hoặc kho cá. Kho cá muốn vị mặn mà thì bỏ thêm dưa muối, cải muối; muốn có vị thanh tao thì kho với thơm. Chẳng thấy cha mẹ nào mua thơm về cho con ăn, như vẫn thường xuyên làm với xoài, đu đủ, mãng cầu...

2. Đó quả là điều rất lạ. Vì thơm là loại trái cây ngon. Ngon và ngọt. Lại nhiều chất dinh dưỡng. Người ta dùng thơm như một nguyên liệu để chế biến ra sinh tố thơm, thơm lát đóng hộp, mứt thơm. Người ta còn chèn thơm trong bánh cake, bánh bông lan. Nó không phải là loại trái cây để “chơi”, để “ngắm” như trái thị. Nhưng từ bé cho đến tận bây giờ, tôi không thấy cha mẹ nào mua thơm về gọt cho con ăn như một loại quà, chẳng hiểu tại sao. (Có thể là thơm ăn nhiều rát lưỡi, nhưng nếu chấm muối sẽ đỡ đi nhiều). Vì lẽ đó mà suốt tuổi thơ của mình tôi chỉ được ăn thơm trong những lần ngồi xem mẹ làm thức ăn. Ngồi chồm hổm, tay khoanh trước bụng, ánh mắt thèm thuồng dòm hau háu bàn tay đang gọt thơm của mẹ, sớm muộn gì cũng được mẹ động lòng chìa cho một miếng. Thằng bé tôi bắt gặp trong nhà lồng chợ trưa nay cũng vậy. Chắc chắn lát thơm nó đang ăn vừa được mẹ nó “khoắng” cho một mẩu trước khi trút tất cả vào nồi canh chua.

3. Nhưng thứ anh em tôi thích nhất hồi đó không phải là những lát thơm mà là... cái cùi thơm. Cùi thơm nhai sừng sực, vị lờ lợ, thua xa lát thơm ngọt lịm. Vậy mà hễ thấy mẹ tôi chuẩn bị phân phát, đứa nào cũng tranh nhau chìa tay nằn nì “Cho con cái cùi thơm!”, “Con lấy cái cùi!”. .. Đúng là cái cùi thơm chẳng ngon lành gì, nhưng nó có ưu thế là nhấm nháp được lâu. Với trẻ em nghèo, một thức ăn ngon là niềm mơ ước nhưng một thức ăn lâu, dù ít ngon hơn, còn đáng mơ ước hơn nữa. Ngon, nhưng ăn nhoáng một cái là xong thì cái vị ngon đó thoảng qua nhanh quá, chưa đủ thì giờ thưởng thức thì đã trôi tuột mất tăm, giống như một giấc mơ. Giấc mơ đẹp đến cỡ nào cũng không bằng thực tại, dù thực tại ít đẹp hơn một chút. Đó là lý do trong mắt bọn trẻ chúng tôi, cái cùi thơm có giá trị hơn lát thơm, cái hột xoài ngon lành hơn lát xoài, cũng như cái xương gà đáng thèm muốn hơn lát thịt gà. Chỉ vì những thứ cùi, hột, xương đó nó kéo dài thêm ý vị trên đầu lưỡi.

4. Cách đây vài chục năm, ngay tại Sài Gòn tôi còn thấy các mủng mẹt bày bán cùi thơm trong chợ hay dọc các lề đường, nhưng bây giờ không còn nhìn thấy nữa. Cũng như bây giờ khó tìm thấy những cửa hiệu bán các loại bánh hồi xưa con nít hay ăn. Đối diện nhà tôi trên đường Trần Hưng Đạo quận 5 cách đây khoảng hai mươi năm có một cửa hàng tôi thường ghé để mua bánh quế, bánh tai heo... Bây giờ cửa hàng đó vẫn còn, nhưng thay vào các loại bánh trước đây là các bịch kẹo chocolate M&M, các hộp bánh Ritz, Choco-Pie...

Cuộc sống dĩ nhiên mỗi ngày một khác đi. Bánh kẹo hiện đại hơn, phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Và trẻ con được ăn ngon hơn. Nhưng với những ai không còn là trẻ con như tôi, những thứ bánh kẹo đơn sơ quê kiểng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm khảm. Như mới đây, khi tình cờ nhìn thấy một người chở thùng bánh tai heo trên yên xe máy chỗ ngã sáu Chợ Lớn giữa một chiều mưa bụi, tôi sung sướng ngắm chiếc thùng kiếng hình chữ nhật với các nẹp bằng nhôm ở các cạnh thùng chứa lổn ngổn thứ bánh tưởng chỉ còn trong tâm tưởng, và bất giác nhận ra mình đang hân hoan nhấn ga đuổi theo chiếc xe một quãng dài, giống như đứa trẻ mải mê đuổi theo cánh diều, để rồi ngẩn ngơ khi chiếc xe mất hút sau một góc phố đông người.

Cũng như khi bất chợt bắt gặp hình ảnh thằng bé quần đùi áo cộc ngồi ăn thơm trong nhà lồng chợ trưa nay, tôi đã dừng chân một lúc lâu để lắng nghe cảm giác hạnh phúc tràn về khi bâng khuâng nhớ lại những ngày thơ bé kiên trì ngồi xem mẹ làm bếp để cuối cùng được đền đáp bằng... một cái cùi thơm.

NGUYỄN NHẬT ÁNH

(Báo Sài Gòn Giải Phóng 28-7-2013)


__________________

Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to hoangtube For This Useful Post:
Bichtho (01-09-2015), bongnangbenthem (11-08-2013)
  #2  
Cũ 11-08-2013, 09:54 PM
Avatar của bongnangbenthem
bongnangbenthem bongnangbenthem đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 130
Cảm ơn: 94
Được cảm ơn 42 lần cho 40 bài viết
Mặc định

Cháu cũng nhớ tuổi thơ cháu với những món ăn ngon lạ kỳ. Đó chỉ là cây kẹo kéo đổi từ những thứ đồ phế liệu, là mấy cái kẹo nấu từ mật mía mẹ mua ở chợ. Rẻ tiền nhưng ăn một lần là nhớ mãi. Không chỉ vì tuổi thơ thiếu thốn mà còn là vì khi lớn rồi ta còn cảm nhận trong từng món hương vị của quá khứ, của quê hương. Nhất là với những người xa quê.
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên bongnangbenthem, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
  #3  
Cũ 01-09-2015, 03:49 PM
Avatar của Bichtho
Bichtho Bichtho đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2015
Bài gửi: 5
Cảm ơn: 63
Được cảm ơn 0 lần cho 0 bài viết
Mặc định

Ở quê con không gọi là trái thơm, mà gọi là quả dứa. Vào trong này, con đi chợ cứ đòi mua dứa mà không ai chịu bán cho... Quê con, dứa để chấm muối ớt chứ không cho vào nồi canh chua. Canh chua ngoài Bắc nấu với sấu, me, hay quả dọc nướng vàng... Người Bắc ưa vị thanh đạm, không hợp với vị ngọt của dứa, nấu ăn cũng không nêm đường. Vì thế, người xa quê thường nhớ hương vị quê nhà chú ạ!

1. Lâu lắm mới thấy một thằng bé ngồi ăn thơm. Nó ngồi trong nhà lồng chợ, tay cầm lát thơm vàng ruộm, bên cạnh người mẹ đang nấu một nồi to tướng có vẻ là canh chua, đưa lên miệng cắn từng miếng một cách sung sướng.

Hồi tôi còn nhỏ, các anh em tôi cũng hay ngồi quây quần xem mẹ làm bếp. Mẹ đuổi thế nào cũng không đi, hoặc có tản đi thì chỉ một chốc sau lại túm tụm quanh mẹ như cũ. Lý do: cả đám cứ ngồi lì ở đó, thế nào cũng được mẹ cho một miếng thơm. Ở miền Trung, và có lẽ cả miền Bắc lẫn miền Nam đều vậy, thơm là loại trái cây chủ yếu dùng để nấu ăn. Thơm để nấu canh chua, để cho vào nồi nhưn các loại bún, để xào thịt hoặc kho cá. Kho cá muốn vị mặn mà thì bỏ thêm dưa muối, cải muối; muốn có vị thanh tao thì kho với thơm. Chẳng thấy cha mẹ nào mua thơm về cho con ăn, như vẫn thường xuyên làm với xoài, đu đủ, mãng cầu...

2. Đó quả là điều rất lạ. Vì thơm là loại trái cây ngon. Ngon và ngọt. Lại nhiều chất dinh dưỡng. Người ta dùng thơm như một nguyên liệu để chế biến ra sinh tố thơm, thơm lát đóng hộp, mứt thơm. Người ta còn chèn thơm trong bánh cake, bánh bông lan. Nó không phải là loại trái cây để “chơi”, để “ngắm” như trái thị. Nhưng từ bé cho đến tận bây giờ, tôi không thấy cha mẹ nào mua thơm về gọt cho con ăn như một loại quà, chẳng hiểu tại sao. (Có thể là thơm ăn nhiều rát lưỡi, nhưng nếu chấm muối sẽ đỡ đi nhiều). Vì lẽ đó mà suốt tuổi thơ của mình tôi chỉ được ăn thơm trong những lần ngồi xem mẹ làm thức ăn. Ngồi chồm hổm, tay khoanh trước bụng, ánh mắt thèm thuồng dòm hau háu bàn tay đang gọt thơm của mẹ, sớm muộn gì cũng được mẹ động lòng chìa cho một miếng. Thằng bé tôi bắt gặp trong nhà lồng chợ trưa nay cũng vậy. Chắc chắn lát thơm nó đang ăn vừa được mẹ nó “khoắng” cho một mẩu trước khi trút tất cả vào nồi canh chua.

3. Nhưng thứ anh em tôi thích nhất hồi đó không phải là những lát thơm mà là... cái cùi thơm. Cùi thơm nhai sừng sực, vị lờ lợ, thua xa lát thơm ngọt lịm. Vậy mà hễ thấy mẹ tôi chuẩn bị phân phát, đứa nào cũng tranh nhau chìa tay nằn nì “Cho con cái cùi thơm!”, “Con lấy cái cùi!”. .. Đúng là cái cùi thơm chẳng ngon lành gì, nhưng nó có ưu thế là nhấm nháp được lâu. Với trẻ em nghèo, một thức ăn ngon là niềm mơ ước nhưng một thức ăn lâu, dù ít ngon hơn, còn đáng mơ ước hơn nữa. Ngon, nhưng ăn nhoáng một cái là xong thì cái vị ngon đó thoảng qua nhanh quá, chưa đủ thì giờ thưởng thức thì đã trôi tuột mất tăm, giống như một giấc mơ. Giấc mơ đẹp đến cỡ nào cũng không bằng thực tại, dù thực tại ít đẹp hơn một chút. Đó là lý do trong mắt bọn trẻ chúng tôi, cái cùi thơm có giá trị hơn lát thơm, cái hột xoài ngon lành hơn lát xoài, cũng như cái xương gà đáng thèm muốn hơn lát thịt gà. Chỉ vì những thứ cùi, hột, xương đó nó kéo dài thêm ý vị trên đầu lưỡi.

4. Cách đây vài chục năm, ngay tại Sài Gòn tôi còn thấy các mủng mẹt bày bán cùi thơm trong chợ hay dọc các lề đường, nhưng bây giờ không còn nhìn thấy nữa. Cũng như bây giờ khó tìm thấy những cửa hiệu bán các loại bánh hồi xưa con nít hay ăn. Đối diện nhà tôi trên đường Trần Hưng Đạo quận 5 cách đây khoảng hai mươi năm có một cửa hàng tôi thường ghé để mua bánh quế, bánh tai heo... Bây giờ cửa hàng đó vẫn còn, nhưng thay vào các loại bánh trước đây là các bịch kẹo chocolate M&M, các hộp bánh Ritz, Choco-Pie...

Cuộc sống dĩ nhiên mỗi ngày một khác đi. Bánh kẹo hiện đại hơn, phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Và trẻ con được ăn ngon hơn. Nhưng với những ai không còn là trẻ con như tôi, những thứ bánh kẹo đơn sơ quê kiểng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm khảm. Như mới đây, khi tình cờ nhìn thấy một người chở thùng bánh tai heo trên yên xe máy chỗ ngã sáu Chợ Lớn giữa một chiều mưa bụi, tôi sung sướng ngắm chiếc thùng kiếng hình chữ nhật với các nẹp bằng nhôm ở các cạnh thùng chứa lổn ngổn thứ bánh tưởng chỉ còn trong tâm tưởng, và bất giác nhận ra mình đang hân hoan nhấn ga đuổi theo chiếc xe một quãng dài, giống như đứa trẻ mải mê đuổi theo cánh diều, để rồi ngẩn ngơ khi chiếc xe mất hút sau một góc phố đông người.

Cũng như khi bất chợt bắt gặp hình ảnh thằng bé quần đùi áo cộc ngồi ăn thơm trong nhà lồng chợ trưa nay, tôi đã dừng chân một lúc lâu để lắng nghe cảm giác hạnh phúc tràn về khi bâng khuâng nhớ lại những ngày thơ bé kiên trì ngồi xem mẹ làm bếp để cuối cùng được đền đáp bằng... một cái cùi thơm.

NGUYỄN NHẬT ÁNH

(Báo Sài Gòn Giải Phóng 28-7-2013)


[/QUOTE]
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên Bichtho, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:57 AM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters