Trở lại   Thư Quán Đo Đo > NGUYỄN NHẬT ÁNH, TÁC PHẨM > BÌNH LUẬN BÓNG ĐÁ

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 07-11-2012, 12:08 AM
Avatar của hoangtube
hoangtube hoangtube đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 1.141
Cảm ơn: 54
Được cảm ơn 936 lần cho 414 bài viết
Mặc định Khi người Đức đi tìm cái đẹp (21-10-2012)

Khi người Đức đi tìm cái đẹp

1.
Trong loạt đấu vòng loại World Cup 14 tối thứ ba vừa rồi tại châu Âu, hàng lọat đội mạnh đã không giành được chiến thắng như mong muốn. Anh hòa Ba Lan, Tây Ban Nha hòa Pháp, Bồ Đào Nha hòa Bắc Ailen, Đức hòa Thụy Điển... Đặc biệt, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức đều bị đối phương cầm hòa ngay trên sân nhà. Và đặc biệt của đặc biệt là trận tuyển Đức của ông Joachim Loew bị tuyển Thụy Điển của ông Erik Hamren gỡ hòa sau khi Philipp Lahm và đồng đội đã dẫn trước đối phương đến 4-0 trong vòng 55 phút.

2. Trong bóng đá, đặc biệt là bóng đá đỉnh cao, 4-0 là một khoảng cách xa xôi diệu vợi chẳng khác nào khoảng cách giữa trái đất đến sao Hỏa. Tất nhiên, san bằng tỉ số sau khi bị gác đến 4 bàn không phải là hiện tượng chưa từng xảy ra trong lịch sử bóng đá, nhưng đội bị gỡ hòa sau khi đã cầm chắc chiến thắng là đội tuyển Đức vốn nổi tiếng với thần kinh thép thì quả là nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Trong lịch sử, đội tuyển Đức là đội tuyển có nhiều cuộc lội ngược dòng khó tin nhất, tiêu biểu là sự kiện họ thắng ngược đội tuyển Pháp của Platini tại bán kết World Cup 1982 một cách ngoạn mục sau khi bị dẫn trước 3-1, trước đó họ từng lội ngược dòng thành công trước “đội tuyển vàng” Hungary trong trận chung kết World Cup 1954 sau khi bị dẫn 2-0 để lên ngôi vô địch thế giới trước bị bàng hoàng, thán phục của người hâm mộ. Ngay ở World Cup 1986, giải đấu mà Argentina đăng quang, thần kinh thép của người Đức cũng khiến Maradona và đồng đội thót tim trong trận chung kết khi các cầu thủ của ông Franz Beckenbauer kiên trì gỡ hòa 2-2 sau khi bị tuyển Argentina dẫn trước 2-0. Nếu không có pha chuyền bóng thiên tài của Maradona cho tiền đạo Burruchaga ghi bàn quyết định vào phút 88 của trận đấu, chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra. Tuy thất trận chung cuộc với tỷ số 2-3, đội tuyển Đức vẫn được cả thế giới kính nể về tinh thần thi đấu ngoan cường của mình.


3. “Thần kinh thép” chỉ là một trong rất nhiều mỹ từ thiên hạ dùng để ca ngợi tính cách lì lợm của tuyển Đức. Người ta còn gọi họ là “chiến binh”, là “pháo thủ”, là “xe tăng”, toàn là những thứ dính dáng đến... súng ống và sắt thép, chẳng qua để đề cao sức chiến đấu của họ. Khái quát hơn, người ta nói ngắn gọn: “tinh thần Đức”, như một phẩm chất, một đặc trưng mang yếu tố dân tộc. Vì tất cả những lẽ trên đây, cả thế giới đều mắt tròn mắt dẹt trước trận hòa khó tin 4-4 vừa qua, khi mà đội lội ngược dòng là tuyển Thụy Điển chứ không phải tuyển Đức. Báo chí Đức lập tức vùi dập thầy trò ông Loew tơi bời, và lời kết án “đánh mất bản sắc” có thể coi là lời kết án nặng nhất. Tất nhiên nếu đứng từ điểm nhìn lịch sử, lời kết án đó không sai.


4. Nhưng bản sắc Đức là gì? “Tinh thần thép” cũng có mặt trái của nó, vì nó xây dựng trên sự lạnh lùng, vô cảm. Bóng đá là một trò chơi, có tính giải trí cao, nhưng tại sao thiên hạ “khen” các cầu thủ Đức là “chiến binh”, là “pháo thủ”, là “xe tăng”, trong khi họ dùng từ “nghệ sĩ” khi nói về các cầu thủ Brazil hay Pháp. Thậm chí, có người còn dùng từ “robot” để chỉ các cầu thủ Đức. Và bóng đá Đức được gán cho mác “bóng đá lập trình”. Khi “robot” chơi thứ “bóng đá lập trình” dĩ nhiên họ hoàn toàn có thể lội ngược dòng khi bị dẫn trước, vì họ không bị áp lực tâm lý, không lo lắng, không hoang mang, vì họ chơi như... máy. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người tổng kết: cầu thủ Brazil xem trái bóng như đồ chơi, cầu thủ Pháp xem trái bóng như người tình, còn cầu thủ Đức xem trái bóng như... công cụ lao động. Họ khen Đức nhưng cũng là chê Đức. Công luận thể hiện điều đó bằng phát ngôn: Tất cả các ngòi bút, tất cả mọi cái miệng đều khen cầu thủ Đức bản lĩnh, ngoan cường. Chưa một người nào khen tuyển Đức đá đẹp. Bản lĩnh thuộc về robot, nhưng cái đẹp lại thuộc về con người!


5. Jurgen Klinsmann trước đây và Joachim Loew hiện nay, kể từ 2004 hai ông huấn luyện viên trẻ này - một ông khởi xướng một ông tiếp nối - quyết làm một cuộc cách mạng về lối chơi trong lòng tuyển Đức. Kết quả đến nhãn tiền: tuyển Đức ngày càng mang một bộ mặt quyến rũ hơn, một lối chơi cống hiến hơn, một tinh thần tiến công hơn. Nhiều người trước đây vốn dị ứng với “bóng đá lập trình” kiểu Đức bây giờ đã bắt gặp mình đang yêu thích các học trò của ông Loew. Và khi anh chơi một thứ bóng đá đẹp mắt và hấp dẫn, tất anh sẽ ít chất thép hơn và giàu cảm xúc hơn. Anh lo làm nghệ sĩ hơn lo làm chiến binh, tất anh sẽ dễ bị thủng lưới hơn. Đó là cái giá phải trả cho những ai theo đuổi chủ nghĩa duy mỹ trong bóng đá. Nhưng dù sao cái giá đó cũng không phải là quá đắt, vì cái đẹp nào cũng cần thời gian để hoàn thiện. Đức tuy bị Thụy Điển thủ hòa 4-4, nhưng các học trò ông Loew vẫn đang đứng đầu bảng C. Và một chiếc vé đến Brazil năm 2014 là điều nằm trong tầm tay. Chưa kể, biết đâu tuyển Đức của ông Loew sẽ làm nên chuyện ở World Cup sắp tới bằng thứ bóng đá quyến rũ của mình. Ừ, biết đâu được! Từ khi lối chơi tiqui-taca bay bướm của tuyển Tây Ban Nha đăng quang tại 3 giải đấu lớn liên tiếp, cái đẹp đã không còn đồng nghĩa với cái mong manh nữa rồi! Cái đẹp đã tìm thấy công thức để đi đến chiến thắng. Hẳn ông Loew đã nhìn ra điều đó!


CHU ĐÌNH NGẠN

(Sài Gòn Giải Phóng 21-10-2012)




HLV Joachim Loew: “Hãy đi về phía bóng đá đẹp!”

__________________

Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:27 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters