Trở lại   Thư Quán Đo Đo > VỀ NGUYỄN NHẬT ÁNH > BÀN LUẬN > Qua thư từ và blog

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 09-03-2011, 04:35 PM
Avatar của xiunhon
xiunhon xiunhon đang ẩn
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 134
Cảm ơn: 105
Được cảm ơn 64 lần cho 32 bài viết
Mặc định Tôi nói gì khi tôi nói về truyện của NNA: "Thiên thần nhỏ của tôi" (chuc xin)

Tôi nói gì khi tôi nói về truyện của NNA: "Thiên thần nhỏ của tôi"



T
ôi thường nghe có người bảo rằng, người Trung Quốc thích suy nghĩ quá nhiều, thích "giải mã" những gì nằm đằng sau một điều gì đó mặc dù rằng thường là trong thực tế chẳng có gì ở đó cả. Từ mấy năm qua người Trung Quốc cũng dần dần nhận ra "sở thích" này của mình. Vài năm trước, tác giả của một bài văn nổi tiếng được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ Văn dành cho học sinh từng cho rằng, tác phẩm của mình chẳng có ý nghĩa sâu sắc gì hết, viết là nước thì đúng là nước, viết là núi thì đúng là núi, nước đâu có nghĩa là dân chúng, núi cũng không phải là cách mạng gì cả. Tôi còn nhớ lúc học tiểu học và trung học, thầy cô giáo bắt học sinh phải đưa ra "tư tưởng trung tâm" của mỗi bài văn. Ban đầu thầy cô giáo chỉ cho các em học sinh "ép" cái "tư tưởng trung tâm" ra như thế nào, hay nói cách khác là chỉ cho học sinh biết là bài này phải có "tư tưởng" gì. Trong một bài văn, bãi cỏ không thể là bãi cỏ, hoa không thể là hoa, nói "tôi đói bụng" không có nghĩa là muốn đi ăn, mệt không phải là mệt, khoẻ không phải là khoẻ... tức là hầu hết những bài văn trong sách giáo khoa đều được coi như là truyện ngụ ngôn. Để làm thầy cô giáo bằng lòng, các học sinh (như tôi) phải biết cách rút ra cái "tư tưởng trung tâm" đó, dù mình có thật sự cảm nhận được nó hay không.

Chúng tôi đã bịa ra những "tư tưởng" đó...

Và chúng tôi rất ít "nói sai"...

Được giáo dục như vậy hơn mười năm, tôi đã có thói quen là không tin cậy vào đôi mắt và phải lấy những thứ đã nhìn thấy rồi suy luận ra "tư tưởng trung tâm" đang nấp đằng sau. Bây giờ khi đọc truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi cũng không thể thoát khỏi thói quen này.

Tôi mới đọc xong cuốn truyện "Thiên thần nhỏ của tôi" và cảm thấy có "cảm hứng" để đưa ra một "tư tưởng trung tâm" cho truyện này.

Trong phần đầu của "Thiên thần nhỏ của tôi", tác giả đã diễn tả cuộc sống khá giả của những "ông lớn". Họ có thể thường xuyên dọn vào những tòa nhà lớn để ở. Còn những người có vị trí thấp hơn trong xã hội thì gần như phải suốt đời sống trong "ổ chuột". Gia đình Kha được dọn vào một ngôi nhà mới. Trước đó, gia đình của Kha đã dọn nhà 2 lần, và đều là dọn vào những ngôi nhà to hơn. Nhà mới của gia đình Kha là nhà cũ của "thủ trưởng" cấp trên của ba Kha - người đã dọn vào ngôi nhà rộng hơn nữa, còn những người cấp thấp hơn thì dọn vào nhà cũ của gia đình Kha. Nhưng chỉ có những "ông lớn" mới được chơi trò chơi dọn nhà này.

Đằng sau ngôi nhà mới có một khu vườn với đủ loại hoa, cỏ, cây... Kha từng sống ở quê, nên rất thích khu vườn đó, và ngày ngày chơi một mình trong đó. Bỗng dưng một cô bé xuất hiện trong vườn một cách huyền bí. Sự say mê thiên nhiên đã giúp hai đứa bé trở thành bạn bè. Hàng ngày cả hai đều vui chơi trong vườn. Việc cô bé tỏ ra rất rành rẽ về ngôi nhà mới của Kha, làm cậu bé rất ngạc nhiên. Mộ của con mèo, tranh vẽ xấu xí khắc trên cây, cái giếng đá và những bông hoa khế bập bềnh trong nước... dường như đã nằm sẵn trong ký ức của cô bé. Đến đây cuộc sống của hai đứa bé rất tốt đẹp, dù Kha chẳng biết gì về cô bạn gái. Vào thời điểm đó, trong khu vườn thơ mộng kia, tất cả những phiền muộn có thể coi như không tồn tại. Và đây không chỉ là cuộc sống của riêng Kha và cô bạn gái, đây có thể là cuộc sống của mọi người - mọi người vốn muốn sống như vậy, đơn giản và thân thiện.

Nhưng đằng sau cuộc sống này có nền tảng không ổn định. Cuộc sống tốt đẹp này rốt cuộc không kéo dài lâu được. Cuối cùng bí mật của khu vườn và cô bé gái được hé mở. Ngôi nhà mới của gia đình Kha - ngày xưa chính là nhà của cô bạn gái. Gia đình của cô bé từng bị "đánh tư sản", ngôi nhà bị tịch thu, và trở thành nhà ở của những "ông lớn". Nhưng ký ức về ngày tháng sống trong ngôi nhà, nhất là sống trong khu vườn này đã được khắc sâu trong tâm trí của cô bé.

Đối với cô bé, "tư sản" chẳng là gì cả, đó là chuyện của người lớn. Nhưng người lớn làm sao hiểu được niềm vui của trẻ em? Người lớn không quyến luyến khu vườn, người lớn không nằm trên bãi cỏ và say sưa đọc sách, người lớn không ngồi trên thành giếng ngắm những bông hoa bập bềnh trong nước, người lớn không...

Chúng ta cũng sống với người lớn, hằng ngày xoay xở với người lớn, và nhiều người cố gắng để trở thành người lớn. Để trở thành người lớn, người ta phải bỏ hết mơ mộng của mình và phải bắt nạt trẻ con để chứng tỏ quyền lực của mình... Người lớn sống dựa vào niềm tin này.

Cuối cùng, khu vườn của Kha và cô bạn gái bị ba của Kha đốn hết để xây xưởng sản xuất nhang.

21-1-2008

CHUC XIN

(http://www.facebook.com/chucxin)

__________________
Row, row, row your boat,
Gently down the stream.
Merrily, merrily, merrily, merrily,
Life is but a dream.

Trả lời với trích dẫn
Những thành viên đã cảm ơn đến xiunhon cho bài viết này:
Mộc Miên (28-07-2011)
  #2  
Cũ 09-03-2011, 11:22 PM
Avatar của Bé Chocolate
Bé Chocolate Bé Chocolate đang ẩn
Junior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 80
Cảm ơn: 53
Được cảm ơn 20 lần cho 17 bài viết
Mặc định

Ui, hoá ra anh Chuc Xin là người Trung Quốc! Mà sao anh viết tiếng Việt giỏi ghê!
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên Bé Chocolate, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:01 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters