Trở lại   Thư Quán Đo Đo > VỀ NGUYỄN NHẬT ÁNH > BÀN LUẬN

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-12-2014, 08:53 AM
Avatar của Akô Nô
Akô Nô Akô Nô đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 480
Cảm ơn: 1
Được cảm ơn 22 lần cho 18 bài viết
Mặc định Khi tuổi thơ dường như biến mất mỗi ngày một ít (jason beerman)

Khi tuổi thơ dường như biến mất mỗi ngày một ít



Bản tiếng Anh Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ bày bán cạnh bản tiếng Thái Lan và tiếng Hàn Quốc tại tiệm sách Kính Vạn Hoa của tác giả - Ảnh: Jo Huynh

Lần đầu xuất hiện qua bản tiếng Anh, nhà văn Việt Nam được nhiều người yêu thích khám phá sự quyến rũ của tuổi thơ, thậm chí từ cái nhìn của người lớn.


Nếu các chân lý phổ quát có tồn tại, còn nơi nào tốt đẹp hơn để tìm thấy chúng ngoài những ký ức tuổi thơ? Ở đó, không bị phai mờ vì đánh mất sự thơ ngây và những nhọc nhằn của tuổi trưởng thành, cuộc sống - ngay cả khi nhìn lại- vẫn là một cuộc phiêu lưu vô tận. Qua cái nhìn của một đứa trẻ, không có gì khác biệt giữa cái vô tri và cái khả tri, vốn làm cho mỗi khoảnh khắc trở thành điều kỳ diệu.

Nguyễn Nhật Ánh, tác giả được ngưỡng mộ và có sách bán chạy nhất ở Việt Nam quê nhà của ông, dường như được trời phú cho khả năng thấu hiểu sự quyến rũ của tuổi thơ. Hầu hết tác phẩm của ông viết về các nhân vật tuổi mới lớn và tuổi nhỏ, và các truyện đăng nhiều kỳ của ông đều được độc giả Việt Nam hâm mộ cuồng nhiệt. Một trong số đó, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh qua bản dịch Anh ngữ.

Cuốn sách mỏng này được biết cho đến nay đã bán ra 350.000 bản tại Việt Nam khi được xuất bản lần đầu vào năm 2008, trở thành một sự kiện văn học chưa từng có tại quốc gia này. Được kể qua hàng loạt phân đoạn bởi người dẫn chuyện lớn tuổi nhìn lại chính mình năm lên tám, tiểu thuyết ngắn này sử dụng giọng văn pha trộn nỗi sầu đời của tuổi già với sự thông minh và năng lượng của tuổi trẻ.

Sự vắng mặt của một cốt truyện thực tế làm cho cuốn sách cái gì đó hơi điên rồ, khi người kể chuyện mới phút trước còn huyên thuyên nói chuyện một ngày trong đời thì phút sau đã có thể kể nhanh một hai chuyện hài hước, pha trộn với những chân lý hiển nhiên như “sự mòn mỏi chán chường của người này là hòa âm của người kia”, và “chức năng của trẻ con, dưới con mắt người lớn, là vượt lên tính trẻ con của chúng.”

Khi người kể chuyện đào sâu vào kho ký ức, ông ta xin lỗi độc giả vì đã làm lẫn lộn trình tự và những cú chuyển mạch đột ngột giữa bản thân người lớn viết cuốn sách này và đứa trẻ được đề cập trong đó. Điều này mang lại cho Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ tính chất thần thoại và làm cho nó trở thành một thứ phản-ký ức.

Không cố tình gây sướt mướt, cuốn truyện, trên một số phương diện, đã làm đúng như cái tựa đề đã nêu ra. Và mặc dù những câu chuyện của người tường thuật về cuộc sống và trường học đầy dẫy những chủ đề Khổng giáo mà rõ ràng đã quá quen thuộc với công chúng Việt Nam, những đoản văn còn tìm cách làm lóe sáng sự quen thuộc phổ biến. Có lúc, để chống lại sự đơn điệu và trốn thoát sự tuân phục, người kể chuyện và ba người bạn thân nhất của ông quyết định thay thế tùy hứng một số từ ngữ bằng những từ ngữ khác, rồi biện giải rằng “Chúng tôi đâu có cách nào khác khi chúng tôi còn quá trẻ trong khi thế giới thì lại quá già. Vì vậy mà bọn nhóc chúng tôi rất cần một thế giới non trẻ và giàu có của riêng mình.”

Bất kỳ bậc cha mẹ nào vốn không ngừng ngăn trở hàng đống câu hỏi “tại sao?” đều hiểu rằng thế giới của đứa trẻ chưa bị cột chặt vào những lời giải thích (hoặc luận lý). Khi người kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh quyết định uống nước từ cái chai rỗng và ăn cơm từ cái chậu rửa (cả hai đều bị cha mẹ cậu ta coi là hành vi kỳ cục), cậu ta làm thế chỉ để “làm cho quỹ đạo [của cậu] trở nên khó đoán hơn một chút.”

Suy tư về những câu hỏi bối rối của cha mẹ, người kể chuyện viết, “Các đồ vật trong thế giới của người lớn được định nghĩa qua chức năng của chúng. Hãy tra tự điển nếu bạn muốn biết ý nghĩa cuộc đời của người lớn… Nhưng con nít sở hữu một kho tàng vô giá – sức mạnh của chúng là gán những chức năng mới lạ cho các sự vật quen thuộc.”

Chính kiểu suy tư này làm nên điểm mạnh cốt lõi của Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Bởi vì không có cốt truyện tự thân, có thể nói câu chuyện này lấy đà phát triển (momentum) từ cái nhìn dài hồi tưởng của người kể chuyện hướng nội bốn mươi năm sau. Ông ta chỉ ra, tuổi trưởng thành, không đến ngay lập tức trong một khoảnh khắc buồn vui lẫn lộn khi hiểu ra sự đời. Và trong khi đó, tuổi thơ dường như biến mất mỗi ngày một ít, và nếu may mắn chúng ta mới tìm được tấm vé quay về.

JASON BEERMAN
(Mai Sơn chuyển ngữ)
Theo báo The Toronto Star, Canada 11/ 2014

(Thanh Niên 23-12-2014)
______________________________________

Jason Beerman là nhà báo tự do, cộng tác với nhiều tờ báo và tạp chí nổi tiếng thế giới, như The Boston Globe, The Boston Phoenix, The Star, The Christian Science Monitor, Toronto Star, CNN Travel… Ông là nhà phê bình, và thường viết điểm sách của các tác giả nổi tiếng thế giới, trong đó có: J.M. Coetzee (Nobel năm 2003), Kurt Vonnegut, Mạc Ngôn (Nobel 2012), Trương Nhung (tác giả Wild Swans bán hơn 10 triệu bản). Ông hiện sống tại Hồng Kông.
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên Akô Nô, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:51 AM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters