Trở lại   Thư Quán Đo Đo > NGUYỄN NHẬT ÁNH, TÁC PHẨM > TẠP BÚT

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 13-12-2009, 11:31 AM
Avatar của Po_2008
Po_2008 Po_2008 đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 441
Cảm ơn: 19
Được cảm ơn 105 lần cho 57 bài viết
Mặc định Nàng Juliet ở Verona

Nàng Juliet ở Verona

1. Tôi đặt chân đến Brescia vào một ngày mà anh bạn Pietro Franchi gọi là ngày đầu tiên của mùa đông: trời xám xịt, gió rét, cây hai bên đường đều trụi lá và hoàn toàn không nhìn thấy mặt trời. Mặc dù Ý là quốc gia nằm ở cực Nam châu Âu, cách châu Phi chừng 145 km nhưng ngặt nỗi tôi lại đến miền Bắc có khí hậu gần giống nước Pháp. Nước Ý nổi tiếng về kiến trúc, mỗi thành phố đều có lối kiến trúc khác nhau. Do nước Ý chỉ mới thống nhất về chính trị trong thời gian không lâu, địa hình đặc thù lại chia cắt vùng này với vùng khác nên thổ ngữ địa phương ở Ý rất đa dạng. Chẳng hạn cư dân Sardegna và Sicilia mà dùng thổ ngữ nói với nhau thì chắc là chẳng bên nào hiểu bên nào. Vùng Brescia tôi đang ở cũng vậy. Nếu người Brescia mà nói thì cả người Sardegna lẫn Sicilia đều ngẩn tò te.

Giống như người Pháp, người Ý cũng thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để chuẩn bị trang phục trước khi ra khỏi nhà. Truyền hình Ý thường chiếu bóng đá, phim ảnh, các game show, nói chung thiên về giải trí. Nhưng nếu nhìn vào nội dung trên các kênh truyền hình Ý mà đánh giá về con người Ý thì lại trật lất. Pietro bảo tôi “Đàn ông Ý khoái nói về ba thứ: chính trị, bóng đá và… sex”. Tôi nghĩ bụng: Ủa, sao cũng hơi giông giống đàn ông xứ mình! "Thế còn chuyện kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng?", tôi hỏi. “Ờ, ờ…", Pietro gãi đầu "để tui sắp lại thứ tự nha: từ hồi làm ăn khó khăn thì kinh tế là mối quan tâm thứ nhì sau chính trị. Bóng đá và sex tụt xuống hàng thứ ba và thứ tư. He he”.

2. Brescia ở phía Bắc nước Ý, nằm dưới chân dãy Alpes, cách Milan – thủ phủ xứ Lombardy - hai tiếng đi ô tô, là một vùng núi đồi, nằm cạnh hồ Garda xinh đẹp. Các thị trấn Salo, Gargnano, Toscolana, Maderno đều mọc lên quanh hồ Garda. Lâu đài, nhà cửa xây trên sườn núi, tường gần như toàn bằng đá. Đánh xe chạy lòng vòng vùng Brescia, nhiều chỗ gần như luồn vào giữa rừng, cảm giác như đang chạy trên đèo Hải Vân, bên non bên nước, sương giăng kín mặt hồ, trông rất đỗi hữu tình. Chốc chốc lại thấy nhô ra trên sườn núi một ngôi nhà thờ cổ, có ngôi xây dựng từ thế kỷ 12, theo kiến trúc Roman, với nhiều phù điêu chạm trổ trên các vách đá và cột đá.
Phải công nhận ở Ý rất nhiều nhà thờ, không chỉ ở vùng Brescia. Điều đó chẳng có gì lạ khi ngay cả tòa thánh Vatican, trung tâm của Giáo hội Thiên Chúa giáo Roma, cũng tọa lạc ở đây. Có những nhà thờ nhỏ chừng mười mấy chỗ ngồi ở trên núi, nơi ít dân nhưng vẫn có nhu cầu tín ngưỡng. Tôi đã từng vào những nhà thờ, hầm mộ xây ngay dưới sàn nhà, có khắc tên tuổi người đã khuất - giống như chi tiết trong truyện Mật mã Da Vinci của Dan Brown. Có ngôi nhà thờ tôi đếm được cả thảy 17 ngôi mộ.

3. Từ Brescia đi Verona rất gần. Đây là thành phố nổi tiếng với nhà hát Arena, xây dựng cách đây khoảng 2.000 năm, được bao quanh bởi lớp tường thành bằng đá dày khoảng một mét. Nhà hát hình tròn (trông như giác đấu trường cổ xưa ở Roma), lộ thiên nên các chương trình giao hưởng, opera, ballet chỉ diễn vào mùa hè.
Ở Ý có rất nhiều kiến trúc cổ, từ nhà thờ, nhà ở, tòa thị chính – không hiếm những ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 19, 17, 15, 12… - nhưng nhà hát Arena có lẽ là kiến trúc cổ nhất. Ở đây xin mở ngoặc nói thêm là tôi bị không khí cổ kính của nước Ý ám ảnh đến nỗi đi ngang qua căn nhà có tấm biển nhỏ gắn phía trước ghi dãy số 1023 liền reo ầm như Christophe Colombo phát hiện ra châu Mỹ: "Ê, Pietro, ngôi nhà này xây hồi thế kỷ thứ 11 nè!", ngay sau đó lại hét toáng "Ê, còn ngôi nhà này xây hồi thế kỷ thứ 10 nè", "A, đây nữa...", chỉ đến khi anh chàng người Ý cười khì khì "Tấm biển ghi số nhà đó, cha nội" tôi mới cụt hứng nín thinh.

Vở kịch Romeo và Juliet của văn hào Anh Shakespeare cũng có thể coi là… cổ, vì sáng tác vào thế kỷ 16, kể về mối tình éo le giữa Romeo và Juliet xảy ra từ thời Trung cổ ở ngay tại Verona. Hai dòng họ Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời, nhưng Romeo con nhà Montague và Juliet con nhà Capulet lại yêu nhau say đắm, thậm chí còn bí mật làm lễ cưới tại nhà thờ. Mối tình này kết thúc bi thương như thế nào thì chúng ta đã biết, và tác phẩm của Shakespeare lập tức biến mối tình oan trái này trở thành bất tử.
Câu chuyện này còn cổ hơn nữa nếu chúng ta biết rằng Shakespeare viết vở kịch này dựa trên tác phẩm của Arthur Brooke, Brooke viết dựa trên tác phẩm của Matteo Bandello, Bandello viết dựa trên tác phẩm của Luigi Da Porto, Luigi Da Porto viết dựa trên tác phẩm của Masuccio Salernitano, còn Salernitano thì dựa theo những câu chuyện dân gian trước đó nữa. Như vậy câu chuyện gốc của Romeo – Juliet có thể xảy ra xa lắc xa lơ, có khi vào thời Verona xây nhà hát Arena không chừng.

4. Nhưng người Ý với đầu óc kinh doanh tinh quái đã thổi vào câu chuyện cổ xưa trên một không khí hết sức hiện đại bằng cách biến câu chuyện tình nổi tiếng này thành một sản phẩm du lịch đặc biệt quyến rũ với khách thập phương. Trên con đường Capello mọc lên ngôi nhà có ban công nơi chàng Ro và nàng Ju từng hẹn hò, có cả chiếc giường của nàng Juliet, đặc biệt có pho tượng nàng Juliet bằng đồng ngay trong khuôn viên, cứ như thể nơi đây đã xảy ra một câu chuyện tình hoàn toàn có thật. Trên bức tường dọc phố Capello có thể thấy mồn một tấm biển ghi rõ “Đây là nhà của Juliet”, cách đó một quãng là “nhà của Romeo”.
Trên trụ cổng bằng đá ngay lối vào chi chít những chữ là chữ, viết bằng đủ thứ ngôn ngữ khác nhau của du khách, đại khái là “anh yêu em” và “em yêu anh” với vô số hình trái tim và mũi tên bay tán loạn. Khỏi cổng là vách: trên vách, giấy dán đầy như bươm bướm với nội dung cũng đại loại như vậy. Anh chàng Pietro Franchi xúi tôi “Ông kiếm miếng giấy viết mấy chữ dán lên đi”. Tôi lắc đầu: “Khỏi! Có gia đình rồi, ai chơi trò này”. “Thì ông viết: tôi yêu vợ tôi lắm lắm”. “Thôi đi cha nội”. Tôi phì cười và rảo bước vào bên trong. Chính giữa khuôn viên, cạnh vách tường có cái ban công bằng đá cẩm thạch là pho tượng nàng Juliet bằng đồng. Gò vú bên phải của nàng bóng loáng, mòn vẹt. Pietro nói ngay khi bắt gặp cái nhìn dò hỏi của tôi “Ai tới đây cũng sờ tay lên ngực nàng Juliet để… lấy hên hết á”. Tôi đang bán tín bán nghi, tưởng Pietro nói đùa, đã thấy mấy tốp du khách kéo vô và ngay lập tức từng người một bước lại cạnh Juliet và đưa tay lên… sờ ngực pho tượng cho bạn bè chụp hình.

Tới lượt Pietro và tôi, mỗi người cũng chụp được một tấm ảnh trong tư thế khá bất nhã này để làm kỷ niệm. Lúc ra về, Pietro không chịu chép hình ra cho tôi, lại còn nháy mắt tinh nghịch: “Khi nãy tui kêu ông dán miếng giấy “yêu vợ” lên vách để tui chụp hình gửi cho bà xã ông để “lấy điểm”, ông không chịu. Bây giờ tui gửi cho bà xã ông tấm hình này để bả “xử” ông chơi”. Tôi không biết cha nội người Ý này nói thiệt hay nói đùa, nhưng từ lúc đó trở đi, những ngày còn lại trên đất Ý, Pietro kêu gì tôi làm nấy răm rắp, không dám hó hé cãi lại nửa lời. Văn hào Nga Gogol từng ca ngợi nước Ý “Ai đã từng đến nước Ý rồi sẽ quên hết những miền đất khác”. Nhưng lời hù dọa của Pietro Franchi khiến tôi đi trên đất Ý mà bụng cứ thon thót nghĩ đến ngày về lại Việt Nam. Khỉ thật!

NGUYỄN NHẬT ÁNH

(Báo SGGP 13/12/2009)

[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/nha-juliet2.jpg[/IMGL]
























Tấm biển "Đây là nhà của Juliet"

[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/velentuong.jpg[/IMGL]
























Viết vẽ tùm lum trên trụ cổng


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/giaydan.jpg[/IMGL]
























Dán giấy tùm lum trên tường


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/bancong.jpg[/IMGL]























Ban công nơi Romeo và Juliet từng hò hẹn
(rất nhiều đôi bạn leo lên đây đứng ôm nhau hoặc "mi" nhau để chụp hình)


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/juliet3.jpg[/IMGL]























Tượng nàng Juliet
trong khuôn viên


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/juliet1.jpg[/IMGL]






















Du khách sờ tay lên ngực nàng Juliet để cầu may mắn trong chuyện tình cảm


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/juliet6.jpg[/IMGL]






















[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/juliet5.jpg[/IMGL]






















Du khách nữ cũng thế!


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/juliet7.jpg[/IMGL]






















Tác giả cũng bon chen (cố tình chụp mờ mờ, hehe)


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/franchi.jpg[/IMGL]























Anh chàng Pietro Franchi mặt tươi hơn hớn!


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/juliet4.jpg[/IMGL]



















Sắt cũng phải mòn!

[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/arena.jpg[/IMGL]
























Nhà hát Arena


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/arena1.jpg[/IMGL]
























Nhà hát Arena
(Ảnh: internet)

[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/arena2.jpg[/IMGL]





















Nhà hát Arena
nhìn từ trên cao
(Ảnh: internet)

__________________
DẪU BIẾT RẰNG YÊU LÀ ĐAU KHỔ

Lần sửa cuối bởi Po_2008; 13-12-2009 lúc 12:51 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Po_2008 For This Useful Post:
Nguyễn Nhật Nguyên Anh (09-01-2012), sao băng (09-01-2012)
 

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:50 AM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters