Trở lại   Thư Quán Đo Đo > ĐỌC BÁO BUỔI SÁNG > RẤT NHIỀU ĐÓ ĐÓ

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 17-04-2011, 11:18 PM
Avatar của bachkylan
bachkylan bachkylan đang ẩn
Administrator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 243
Cảm ơn: 5
Được cảm ơn 86 lần cho 51 bài viết
Mặc định Hãy để ngôn ngữ chat diễn ra tự nhiên! (hoàng anh thi)

Hãy để ngôn ngữ chat diễn ra tự nhiên!

Trả lời phỏng vấn của SGTT, PGS.TS. Hoàng Anh Thi (khoa Ngôn ngữ học, đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội) cho rằng không có qui định cấm sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp cá nhân, hãy để nó diễn ra tự nhiên.



PGS. TS Hoàng Anh Thi


"Không có qui định cấm sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp cá nhân. Tôi không cho rằng nên phổ biến ngôn ngữ chat, nhưng cũng không cần hạn chế nó. Hãy để nó diễn ra tự nhiên". Đó là quan điểm của PGS.TS. Hoàng Anh Thi, giám đốc trung tâm Ứng dụng ngôn ngữ học và Việt ngữ học, khoa Ngôn ngữ học, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị về vần đề có nên đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt:

Thưa PGS Hoàng Anh Thi, thường ngày bà có sử dụng ngôn ngữ chat không?

Có, tôi có dùng trong mức độ nào đó, nhất là khi cần nhanh. Ví dụ bỏ chữ n trong xong, trường hoặc thay hai kí tự qu bằng một kí tự w… Đó là sự giảm bớt kí tự, tiết kiệm thời gian nhắn tin mà không ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin. Tôi cũng nhận được thông tin bằng ngôn ngữ chat chủ yếu của sinh viên. Có lẽ vì là nhắn tin cho cô giáo nên sinh viên cũng có ý thức hạn chế phần nào, và trong mức độ chấp nhận được, có lợi cho tiết kiệm thời gian. Nhưng cái gì cũng nên giới hạn. Như hiện nay thì đúng là có vấn đề, vì ngôn ngữ chat của giới trẻ không còn nằm ở sự tiết kiệm, mà có lúc đã trở nên kì dị. Tuy nhiên thật may là nó chỉ dừng lại ở chat, ở các diễn đàn…

Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, ngôn ngữ chat cũng là những ký hiệu được tạo ra, phổ biến để truyền tải thông tin trong cộng đồng người trẻ với nhau, theo PGS loại ký hiệu này có được coi là ngôn ngữ không? Có quy định nào cấm sử dụng ngôn ngữ chat không, thưa bà?


Đây là một dạng biến thể của ngôn ngữ và như vậy, nó là ngôn ngữ. Theo như tôi biết thì không có qui định cấm sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp cá nhân. Còn trong ngôn ngữ trường qui (thi cử) thì đương nhiên là không được.

Thưa PGS, vậy đã có công trình nghiên cứu hay khảo sát nào về ngôn ngữ chat chưa? Và nếu có, những nghiên cứu đó đã giải quyết được những vấn đề gì?

Công trình nghiên cứu qui mô thì chưa có, nhưng có khá nhiều nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, của sinh viên ngành ngôn ngữ học. Bản thân tôi từng hướng dẫn sinh viên thực hiện những đề tài khảo sát, nhận xét tình hình ngôn ngữ chat. Những nghiên cứu này, tuy không thể giải quyết dứt điểm vấn đề của ngôn ngữ chat, nhưng nó sẽ là căn cứ cho những chính sách cụ thể của các cấp có thẩm quyền. Và đó chính là mục đích của mọi công trình nghiên cứu nói chung và nghiên cứu ngôn ngữ học nói riêng.

Nhiều ý kiến cho rằng ngôn ngữ thì luôn động, việc tạo ra hay vay mượn từ mới là bình thường, ngôn ngữ chat cũng vậy. Họ cũng cho rằng ngôn ngữ chat cũng có những giá trị riêng như viết ngắn gọn, dễ thương và đặc biệt là do người trẻ tạo ra, chính người trẻ sau này lớn lên, là chủ nhân đất nước thì việc phổ biến ngôn ngữ chat cũng là bình thường... PGS nghĩ sao về quan niệm này?



Khi lớn lên các bạn trẻ sẽ tự điều chỉnh mọi hành vi, trong đó có hành vi ngôn ngữ. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Trung Dũng


Đúng là như vậy. Ngôn ngữ luôn biến động, việc tạo ra từ ngữ hay cách nói mới là rất bình thường, không chỉ ở tiếng Việt. Nhưng nếu nói là ngôn ngữ chat dễ thương thì không hoàn toàn. Nó chỉ dễ thương ở mức độ mọi người hiểu được, chứ đến mức độ mà người lớn không hiểu được các em, các cháu nói gì thì nó đã vượt quá cái ngắn gọn và phá cách mà đi đến cái phá phách (tôi nhấn mạnh là phá phách). Ở lứa tuổi còn nhỏ, các em chưa ý thức được việc mình làm. Tuy nhiên, khi các em lớn lên sẽ tự điều chỉnh mọi hành vi, trong đó có hành vi ngôn ngữ. Tôi không cho rằng nên phổ biến ngôn ngữ chat, nhưng cũng không cần hạn chế nó. Hãy để nó diễn ra tự nhiên.

Là người có nhiều kinh nghiệm về ngôn ngữ học ứng dụng, PGS có thể cho biết ở những nước khác họ ứng xử như thế nào với các biến thể ngôn ngữ? Ngôn ngữ chat có mang tính phổ quát ở những nước có mạng internet không?

Hiện nay gần như các nước đều có mạng và đều có biến thể ngôn ngữ chat, như ở các ngoại ngữ mà tôi biết là tiếng Anh và tiếng Nhật. Tiếng Anh thì tôi có đọc thấy thông tin trên báo là có đưa một vài từ tiêu biểu vào từ điển. Còn ở tiếng Nhật, họ thường xuyên bổ sung các từ ngữ mới vào từ điển từ ngoại lai mà chủ yếu là từ có nguồn gốc từ tiếng Anh, đây cũng chính là mảng từ giới trẻ hay sử dụng trong chat hay giao tiếp thông thường. Nhưng đó là chủ trương của họ. Và tôi không nghĩ chúng ta nên học cách làm đó.

Theo PGS, việc đưa ngôn ngữ chat vào từ điển, như gợi ý của GS.TS Nguyễn Đức Dân có khả thi không? Và cần có những biện pháp gì để “ứng xử” với loại “biệt ngữ” này?

Theo tôi, nói về khả năng đưa ngôn ngữ chat vào từ điển thì có thể làm được. Tuy nhiên, có cần thiết hay không thì phải điều tra nghiên cứu sự biến đổi tự thân của hệ thống ngôn ngữ cũng như điều tra như cầu xã hội. Chẳng hạn, chúng ta ghi nhận trạng thái ngôn ngữ chat hiện nay, theo dõi trong ba đến năm năm tới. Nếu chúng tự mất đi thì có nghĩa là không cần đưa vào từ điển. Và nếu điều tra nhu cầu xã hội, 100 người thì 60 người bảo không cần xem từ điển, không hiểu thì tôi hỏi con tôi, cháu tôi… Nếu thế thì cũng không cần thiết đưa vào từ điển.

Cám ơn PGS.

Trung Dũng (thực hiện)

(Sài Gòn Tiếp Thị 17-4-2011)

__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên bachkylan, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
 

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:36 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters