Trở lại   Thư Quán Đo Đo > ĐỌC BÁO BUỔI SÁNG > RẤT NHIỀU ĐÓ ĐÓ

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-07-2011, 10:19 AM
Avatar của Po_2008
Po_2008 Po_2008 đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 441
Cảm ơn: 19
Được cảm ơn 105 lần cho 57 bài viết
Mặc định Hạ viện Hoa Kỳ đệ trình dự thảo nghị quyết mới liên quan đến Biển Đông (Sài Gòn Tiếp Thị 18-7-2011)

Hạ viện Hoa Kỳ
Đệ trình dự thảo nghị quyết mới liên quan đến Biển Đông


Một nhóm các hạ nghị sĩ Hoa Kỳ vừa đệ trình dự thảo nghị quyết mới về tự do hàng hải có liên quan đến Biển Đông cùng với eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.

Ngày 15.7, chủ tịch uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ là bà Ileana Ros-Lehtinen đưa dự thảo nghị quyết số H.R. 352 ra trước hạ viện kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cũng như quyền tự do hàng hải qua eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, theo phương cách hoà bình và hợp tác, đồng thời lên án chính sách ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc.



Theo dự thảo nghị quyết, mặc dù không phải là một bên trong những tranh chấp này, Mỹ có lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia trong việc bảo đảm quyền tự do hàng hải. Ảnh: Tàu khu trục USS Chung-Hoon – DDG 93 (phía sau) tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 15.7.2011. Ảnh: Reuters


Hạ viện Mỹ: phê phán chính sách ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc

Theo Taipei Times, dự thảo nghị quyết cũng kêu gọi có “một giải pháp hoà bình và hợp tác đối với các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và các khu vực xung quanh, và các vùng hàng hải khác lân cận với khu vực đất liền Đông Á”. Dự thảo nghị quyết trên được bảo trợ bởi 18 nghị sĩ đảng Dân chủ và chín nghị sĩ đảng Cộng hoà, trong đó có nghị sĩ Don Manzullo – chủ tịch tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương của hạ viện, nghị sĩ Eni Faleomavaega – thành viên cấp cao tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương của hạ viện.

Dự thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông, nơi chứa các tuyến đường hàng hải thương mại quan trọng và các điểm truy cập giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cung cấp tuyến hàng hải trọng yếu cho Nhật Bản, Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Biển Đông cũng là nơi xảy ra các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia...

Theo dự thảo nghị quyết, mặc dù không phải là một bên trong những tranh chấp này, Mỹ có lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia trong việc bảo đảm rằng không bên nào đơn phương dùng vũ lực để khẳng định chủ quyền lãnh thổ hàng hải đang tranh chấp ở Đông Á, bao gồm cả ở Biển Đông, biển Hoa Đông, hoặc Hoàng Hải.

Dự thảo nghị quyết cũng liệt kê các sự kiện diễn ra gần đây về các xung đột trên Biển Đông và biển Hoa Đông, từ vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh II và Viking của Việt Nam trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đến các vụ tàu Trung Quốc xung đột với tàu của Nhật tại quần đảo Senkaku (tháng 9.2010), vụ tàu hải tuần 31 của Trung Quốc vừa triển khai giám sát Biển Đông, và việc thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải hôm 22.6.2011 tuyên bố rằng: “Tôi tin rằng các nước này đang thực sự đùa với lửa, và tôi hy vọng ngọn lửa sẽ không bén sang Mỹ”.

Dự thảo lên án việc sử dụng lực lượng hải quân, hải giám, và các tàu đánh cá từ Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông cũng như việc sử dụng sức mạnh trong vùng biển Hoàng Hải. Dự thảo nghị quyết lưu ý rằng mối đe doạ công khai và chính sách ngoại giao pháo hạm không phải là phương tiện có tính xây dựng để giải quyết các tranh chấp; kêu gọi các bên tranh chấp lãnh thổ không đe doạ vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Dự thảo nghị quyết này ủng hộ các hoạt động tiếp tục của lực lượng vũ trang Mỹ hỗ trợ cho quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế và không phận quốc tế ở Biển Đông, biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, và Hoàng Hải.

Dự kiến, Hạ viện Mỹ sẽ xem xét dự thảo nghị quyết H.R. 352 trong kỳ họp lần thứ 112 diễn ra trong tuần tới.

Philippines kiên quyết lập trường

Nghị quyết H.R. 352 được Philippines ủng hộ mạnh mẽ, bộ trưởng Ngoại giao nước này Albert del Rosario xem động thái trên là phù hợp với những gì ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hứa trước đây. Nghị quyết mới được xem như một phần để mở đường cho việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông trên cơ sở đa phương, trong khi Trung Quốc liên tục khẳng định rằng sẽ chỉ giải quyết vấn đề trên cơ sở song phương.

Tổng thống Philippines, theo Phistar.com, cổng thông tin tổng hợp bằng tiếng Anh, trong đó có ấn phẩm Philippines Star, bác bỏ khả năng đàm phán song phương giữa nước này với Trung Quốc nhằm giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Tổng thống Aquino cho rằng, phương châm giải quyết dựa trên Công ước quốc tế về luật Biển (UNCLOS). Báo Phistar dẫn lời Tổng thống Aquino rằng “Các cơ quan của Liên hiệp quốc là cánh cửa mở duy nhất” cho Philippines để giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền.

Tổng thống Aquino nói: “Bạn phải cần phán quyết của một tổ chức mà mọi người có trách nhiệm phải tuân thủ và đó là Liên hiệp quốc, đặc biệt là toà án quốc tế về luật biển”. Đồng ý thăm Trung Quốc dự kiến vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 năm nay, Tổng thống Aquino cho biết, trong chuyến thăm Trung Quốc, ông sẽ đặt vấn đề giải quyết tranh chấp tại toà án quốc tế. Trước đó, bộ trưởng Ngoại giao Philippines đã đặt vấn đề tương tự khi thăm Trung Quốc.

Ngô Minh Trí – Hoành Sơn – Phi Giao (Taipei Times, Phistar.com)

(Sài Gòn Tiếp Thị 18-7-2011)
__________________
DẪU BIẾT RẰNG YÊU LÀ ĐAU KHỔ
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:00 AM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters