Trở lại   Thư Quán Đo Đo > PHIẾM ĐÀM > LĂN THEO QUẢ BÓNG

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-05-2010, 10:38 PM
Avatar của hoangtube
hoangtube hoangtube đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 1.141
Cảm ơn: 54
Được cảm ơn 936 lần cho 414 bài viết
Mặc định Bóng đá, nghệ thuật của sự thiên vị (chu đình ngạn)

Bóng đá, nghệ thuật của sự thiên vị

[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/codongvien2.jpg[/IMGL]




















1. Xem bóng đá, để tận hưởng trọn vẹn cảm giác phấn khích mà “nghệ thuật thứ tám” này đem lại, bạn bắt buộc phải đứng về một phía nào đó. Bạn phải ủng hộ đội này, và vì vậy chống lại đội kia. Có thế bạn mới khóc rưng rức khi đội nhà thua và nhảy bắn lên như nút chai sâm banh khi đội nhà thắng. Lúc đó, từ “cổ động viên” mới thực sự thích hợp với bạn.

Cổ động là cổ vũ động viên cho một đối tượng cụ thể, ở đây là một đội bóng. Bóng đá là nghệ thuật (người ta vẫn gọi cầu thủ là nghệ sĩ sân cỏ đó thôi), nhưng nếu thưởng thức nghệ thuật bóng đá bằng thái độ trung dung, bằng một tâm hồn yên ổn như mặt hồ, đến sân bóng hoặc dán mắt vào màn hình tivi chỉ đơn thuần để thưởng thức những pha bóng hay đẹp thì chẳng khác nào bạn đang thưởng ngoạn một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc. Bức tranh hay pho tượng, đẹp thì có đẹp, nhưng nó không khiến bạn bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc của mình một cách cuồng nhiệt. Nó ít có khả năng đánh thức con người thứ hai của bạn. Nó không tạo điều kiện cho bạn sống hết mình như trong bóng đá, mặc dù “sống hết mình” đôi khi cũng đồng nghĩa với “mình hết sống” – nhất là khi bạn có tiền sử về bệnh tim.

2. Không có một chút thiên vị khi xem bóng đá, bạn có cơ may trở thành một khán giả lịch sự, nghĩa là không rầu rĩ khi đội nhà bị thủng lưới, không tức tối khi đối phương chơi tiểu xảo, không phẫn nộ khi đội nhà bị trọng tài thổi ép trên sân. Có nghĩa là bạn không đấm tay xuống bàn, không dậm chân muốn thủng sàn nhà, không cáu kỉnh sút vỏ bia bắn vô tường và nhất là không thỉnh thoảng để lọt khỏi môi những từ mà một bậc đạo mạo không bao giờ thốt ra, như “Mẹ nó!”, “Bố khỉ!”, “Đá đấm như...!”, v.v và v.v.... Vị khán giả rất mực khoan hòa đó khả kính quả là có khả kính thật nhưng phẩm chất đó không phù hợp để thưởng thức bóng đá, vì nó khiến con đường trở thành một người hâm mộ chân chính - loại khán giả mà các đội bóng luôn mơ ước - bị lâm vào ngõ cụt.

3. Bóng đá là nghệ thuật của cái đẹp, đồng thời cũng là nghệ thuật của sự thiên vị. Lúc bé, hẳn không ít người trong chúng ta từng gào khản cả giọng để ủng hộ đội nhà khi đội bóng lớp mình đá với đội bóng lớp khác, đội bóng trường mình đá với đội bóng trường khác. Lớn hơn một chút, lại lẽo đẽo đi theo đội bóng làng mình qua thi đấu với đội bóng làng bên, lại cũng để thử thách sức chịu đựng của các thanh đới luôn bị khai thác quá mức. Tới đây thì không còn nghi ngờ gì nữa: “tinh thần cục bộ”, “chủ nghĩa địa phương” là thứ sinh ra cùng lúc với bóng đá, như một cặp anh em sinh đôi. Phê phán “chủ nghĩa” này là phê phán những biểu hiện quá khích có thể làm nguy hại đến trật tự xã hội và an ninh cộng đồng, chứ lên án và đòi triệt tiêu sự tồn tại hiển nhiên của nó là một ý định hết sức tào lao.

4. Từ đội bóng lớp mình, trường mình, làng mình, tỉnh mình đến... đội bóng nước mình, tinh thần địa phương trở thành tinh thần dân tộc. Nếu không thừa nhận quy luật này, chúng ta sẽ không cắt nghĩa được hiện tượng nam phụ lão ấu hò reo và nô nức xuống đường mỗi khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng ở SEA Games hay AFF Cup, mặc dù so với các giải World Cup hay EURO trình độ các đội bóng ở Đông Nam Á còn ở một khoảng cách xa đến mức Messi hay Kaka không thể nhìn thấy Lê Công Vinh hay Teeratep Winothai dù dùng tới ống nhòm đời mới nhất.

Lớp mình, trường mình, làng mình, tỉnh mình và nước mình, tức là có mình trong đó. Bóng đá chỉ là một cuộc chơi, nhưng sự ký thác ước mơ, hy vọng và tâm tư vào cuộc chơi đó là tâm trạng thật: sự thắng bại của đội bóng mà mình gắn bó lúc đó cũng là sự thắng bại của chính mình. Bóng đá như vậy không chỉ là nghệ thuật của sự thiên vị mà còn là nghệ thuật của sự đồng hóa, hay nói khác đi chính vì đồng hóa nên phát sinh thiên vị. Cho nên nhiều người mới vứt bỏ hết lớp vỏ bọc lịch sự thường nhật để cau có, gắt gỏng, hò reo, la hét như một kẻ chưa một ngày đến lớp. Rõ ràng, bóng đá là môi trường biến mình thành người khác một cách nhanh nhất, hay nói đúng hơn biến cái người khác hằng ngày của mình được trở lại là mình một cách hồn nhiên nhất.

5. Cho nên mới nói, trước khi World Cup 2010 khai diễn, để tận hưởng mọi cảm xúc mà lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh này đem lại, bạn nên chọn cho mình một đội bóng nào đó làm “đội bóng của mình”. Để bạn được khóc cười với nó. Để bạn được đấm tay xuống bàn rầm rầm mà con bạn không hốt hoảng, đá chân vào tường binh binh mà vợ bạn không cằn nhằn. Tóm lại, để tâm hồn bạn được đi hoang trong một tháng trước khi thất thểu quay về và ảo não tròng vào mặt vẻ mực thước mà xã hội vốn quen nhìn.

Nói chung, để được là con người mà bạn “muốn là” chứ không “phải là”, bạn phải trở thành một cổ động viên chân chính, mặc dù chọn một đội bóng để ủng hộ đôi khi cũng khó ngang với việc chọn một cô gái để yêu. Nhưng bạn đừng lo, nếu bạn có thể yêu một cô gái chỉ vì cái nốt ruồi duyên dáng trên mặt thì bạn cũng có thể yêu đội Brazil chỉ vì chàng Kaka đĩnh ngộ, yêu đội Anh vì chàng Rooney nhiệt huyết, thậm chí yêu đội Bồ Đào Nha vì chàng Ronaldo kênh kiệu, khó ưa. Ở đây, không có gì quan trọng hết. Nếu có điều gì cần lưu ý, đó là bạn phải dự phòng: nếu “đội bóng của bạn” chẳng may sớm bị loại khỏi cuộc chơi thì bạn cần có một đội bóng khác để tiếp tục cổ vũ; đó là đội bóng có phong cách thi đấu tương tự “đội bóng của bạn” chẳng hạn. Bạn đừng tự ái, cũng đừng xấu hổ, bóng đá là trò chơi được thiết kế để bạn có thể tạm thời yêu ngay một người khác khi người yêu của bạn thình lình bỏ đi. Chưa kể, nếu bạn lại yêu một cô gái có nét hao hao với người yêu cũ của mình ai dám bảo đó không phải là dấu hiệu của sự thủy chung?

Tóm lại, bạn cần phải tiếp tục “yêu” nếu không muốn World Cup chấm dứt sớm với bạn khi nó chỉ vừa bắt đầu với người khác...

CHU ĐÌNH NGẠN

(Báo SGGP 30-5-2010)


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/codongvien4.jpg[/IMGL]























yêu kiều


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/codongvien5.jpg[/IMGL]





















hoành tráng


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/codongvien1.jpg[/IMGL]
































pocom.tay


[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/codongvien3.jpeg[/IMGL]












potay.com
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên hoangtube, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:34 AM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters