Trở lại   Thư Quán Đo Đo > VỀ CÁC TÁC GIẢ TRONG THƯ QUÁN ĐO ĐO > AI ĐANG LÀM GÌ?

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 16-10-2009, 06:44 PM
Avatar của hoangtube
hoangtube hoangtube đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 1.141
Cảm ơn: 54
Được cảm ơn 936 lần cho 414 bài viết
Mặc định “Tre mãi bên người” - tập sách lạ về những chuyện rất quen (trần trung sáng)

“Tre mãi bên người” - tập sách lạ về những chuyện rất quen

Thật bất ngờ khi cầm trên tay cuốn sách “Tre mãi bên người” của tác giả Trương Điện Thắng. Bởi có thể xem đây là một cuốn sách lạ. Lạ ở chỗ, với một chủ đề về cây tre, rất gần, rất quen, mà tác giả có đủ bản lĩnh xâu chuổi thành một tác phẩm thú vị, dày gần 250 trang nhằm cống hiến bạn đọc. Với khoảng 26 bài viết gồm nhiều thể loại khác nhau, bằng lối diễn đạt đậm đặc “chất Quảng”, tác giả lần lượt dẫn dắt chúng ta từ nơi này đến nơi khác của quê nhà, để nhắc nhớ mỗi người không quên được cái gốc gác “người Việt gốc tre”, đồng thời, nêu đến những vấn đề thời sự nóng bỏng về môi trường thiên nhiên trên toàn cầu...

Ngay từ ở bài viết đầu tiên Người Việt gốc...tre, tác giả đã khắc hoạ lại một làng quê ở huyện Điện Bàn (Quảng Nam), nơi mà từ xưa một xã dã có đã có đến hai thôn chuyên nghề chẻ tre đan cót. Đa số ai cũng biết đốn tre, đánh trổi, chẻ nan và đan đát từ nhỏ... Ở đó, nhà thơ quá cố Thu Bồn từng lớn lên đi kháng chiến và làm thơ. Và tập thơ đầu tiên của ông viết vào đầu những năm 1960 có tên là Tre xanh, lời lẽ dung dị :” Tôi bước đi dưới tre gió bồng chân sáo/Đường hành quân những lần trẻ níu áo/ Lòng bồi hồi rộn bóng trẻ xưa..” Ở đó, có ngườì chú tên Thà, gần 70 tuổi, không làm thơ mà là nghệ nhân quán quân chẻ nan tre, đan đát. Ông cũng say sưa mỗi khi hoàn thành tác phẩm của mình, đồng thời cũng rất khó chịu khi bị phê bình(!)...Ở đó, có anh bạn Việt kiều nhiều năm bôn ba kiếm sống tận San Jose về thăm quê cũ, khi đi đem theo rất nhiều “hàng hoá mà người ở nhà quê không thèm sờ tới: vài cái rổ, rá; mấy chục ống trẻ lồ ô, rồi gáo múc nước bằng sọ dừa và chiếc chum sành..., vì mấy chục năm bên ấy mà vẫn không quên được câu ca dao, hình bóng cây trẻ quê mình...

Trong ngôi nhà tre 100 tuổi
, là chuyện kể về những kỷ niệm từ một ngôi nhà một gian hai chái làm bằng tre, lợp tranh săng đã có tuổi thọ cả trăm năm. Toàn bộ các vì kèo, đòn tay, rui mè, khu đĩ của ngôi nhà đều làm bằng một loại tre ngâm có đường kính chưa tới 10cm đã lên màu đen thẫm qua thời gian. Vách hai đầu hồi là những tấm phên lương trét phân trâu, vách mặt trước và sau nhà đan công phu hơn với những nẹp tre trang trí chân phương, cân đối nhưng khá đẹp. Chủ nhân cho biết, nhiều lần con cháu muốn phá ngôi nhà để đi xây lại, nhưng ông ngăn cản, vì chính đây là kỷ niệm của cả 4 đời người trong gia đình, nơi ông và các con cất tiếng khóc chào đời. Điều lạ lùng thay là trong cơn bão Xangsane năm 2006, nó vẫn đứng vững, trong lúc nhiều ngôi nhà xây gạch , ximăng trong vùng đều bị gió quật đổ.

Trước cây nêu đầu năm ở phố cổ
, phần đầu bài viết trích dẫn lời nói của ông Nguyễn Sự, Bí thư TP Hội An: “ Người dân quanh Hội An thức dậy, chào nhau qua cái hàng rào bằng trẻ trúc chắc chắn sẽ cảm động hơn là chào nhau qua cái vách, hoặc những cột trụ bằng bê tông cốt thép!”, bên cạnh đó, là những nỗi âu lo về một vùng ngoại ô với vườn tược xanh ngắt bao đời cũng đang bắt đầu hư hao dần dưới áp lực đô thị hoá, nhiều giậu trẻ trúc nay đã không còn. Tuy nhiên, sau đó, trong buổi chiều ngã xuống, bất giác tác giả lại nhìn thấy một cây nêu ngày Xuân vẫn sừng sững trước mấi rêu. Điều đó làm tác giả luôn ấm lòng mỗi lúc nghĩ về Hội An.

Không dừng lại quanh quẩn bên những bóng tre ở các làng mạc xứ Quảng, tác giả còn muốn khẳng định sự ảnh hưởng to lớn của con người của loài tre, trên khắp thế giới, nhưng cuối cùng “vẫn là tre Việt nam”. Cụ thể ở các bài viết 10 sự kiện cây tre trong sử Việt, Sừng sững trong văn học dân gian, Nửa đêm ta mơ thấy măng mọc, Luồng, cây giảm nghèo xứ Thanh.. tác giả đã thể hiện sự nỗ lực trải nghiệm thực tế cũng như tra khảo tài liệu hết sức công phu.

Tác giả Trương Điện Thắng cho biết, công trình này anh đã từng ấp ủ suốt 8 năm qua, tuy nhiên nó phải bị gián đoạn bởi công việc của một phóng viên báo chí, mãi bị cuốn hút theo những chuyện thời sự. Anh nói: ”cuốn sách này không ngoài mục đích dựng nên toàn cảnh khả dĩ giúp bạn đọc hình dung được vấn đề. Vì vậy cuốn sách sẽ bao gồm những bút ký về những kỷ niệm với lũ tre làng, những bài viết lọc ra từ nhiều công trình lịch sử, khoa học, các đề tài nghiên cứu khác và các thu lượm liên quan đến tre ở VN và một số tư liệu trên thế giới... Đề xuất một Bảo tàng tre tại VN mà tôi viết dự thi trong cuộc thi “ý tưởng sáng tạo” của Thời báo kinh tế Sài Gòn hồi năm 2001 cũng được viết lại để in trong cuốn sách này”.
Hy vọng cuốn sách “Tre mãi bên người” sẽ đem lại nhiều bổ ích cho bạn đọc, nhất là những ai luôn tự hào mình là “người Việt gốc tre”.

TRẦN TRUNG SÁNG
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên hoangtube, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:58 AM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters