Trở lại   Thư Quán Đo Đo > NGUYỄN NHẬT ÁNH, TÁC PHẨM > BÌNH LUẬN BÓNG ĐÁ

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 11-10-2009, 10:08 AM
Avatar của hoangtube
hoangtube hoangtube đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 1.141
Cảm ơn: 54
Được cảm ơn 936 lần cho 414 bài viết
Mặc định Từ nỗi nhớ nhà...

Từ nỗi nhớ nhà...

1. Đọc mẩu tin trên báo Thể Thao TPHCM, thấy tức cười về anh chàng Jesus Navas. Navas năm nay 23 tuổi, là cầu thủ chơi rất hay trong đội Sevilla. Bốn năm qua, năm nào anh cũng có tên trong danh sách 50 cầu thủ xuất sắc nhất giải vô địch Tây Ban Nha. Vừa rồi, chính Navas là người mở tỉ số trong trận Sevilla bất ngờ hạ gục “dải thiên hà” Real Madrid 2-1 tại La Liga. Thiên hạ nhiều người ngạc nhiên tại sao một cầu thủ có phong độ tuyệt vời như anh lại không được huấn luyện viên Vicente Del Bosque một lần triệu tập vào đội tuyển quốc gia, kể từ khi ông nắm đội tuyển Tây Ban Nha đến giờ. Té ra, thời HLV Luis Aragones, Jesus Navas có được triệu tập một lần. Nhưng lần đó, Navas cứ nằng nặc đòi về vì... nhớ nhà hổng chịu nổi. Với một cầu thủ dù tài năng đến mấy mà lúc nào cũng nhớ nhà, cũng muốn khăn gói rời đội tuyển thì chẳng huấn luyện viên nào có gan triệu tập.

2. Đọc câu chuyện về anh chàng Navas kỳ quặc, người viết bài này chợt nhớ đến anh chàng Tấn Tài kỳ quặc không kém ở xứ ta. Năm 2004, Tấn Tài còn là cầu thủ vô danh đang chơi ở đội hạng Nhất Khánh Hòa, bất ngờ được HLV trưởng đội tuyển Việt Nam lúc bấy giờ là ông Tavares triệu tập vào đội tuyển qua lời giới thiệu của HLV Luciano. Lẽ ra hào hứng, Tấn Tài lại nằng nặc đòi rút lui khỏi đội tuyển, thậm chí còn... quỳ lạy HLV Tavares để ông thầy mủi lòng mà “tha” cho về. Lý do đưa ra thì nhiều vô thiên lủng: mẹ bị ốm, anh bị tai nạn giao thông, mình thì mẻ xương bánh chè... Như anh chàng Tây Ban Nha Navas không thể nào sống xa thành phố Sevilla, Tấn Tài có vẻ như không sống nổi nếu rời gót khỏi Khánh Hòa yêu dấu. Ôi, nỗi lòng sầu xứ mới lớn làm sao!

3. Bây giờ tới cầu thủ Lê Công Vinh ở Bồ. Cũng một dạo báo chí thể thao rộ lên tin Lê Công Vinh muốn quay về nhà, thậm chí anh định gọi điện thoại trực tiếp cho HLV Calisto để đề đạt nguyện vọng của mình. Lý do được báo chí nêu lên nghe rất “choáng”: bị huấn luyện viên thờ ơ, bị đồng đội cô lập. Tất nhiên cảm giác cô đơn, lạc lõng, khó thích nghi và hòa nhập có thể xuất hiện ở Lê Công Vinh - một cầu thủ lần đầu ra nước ngoài thi đấu. Nhưng từ tâm trạng hoàn toàn cảm tính (và rất bình thường) đó mà nâng lên thành sự hắt hủi hay sự “kỳ thị” thì không khéo mình không đánh giá đúng mình, từ đó tự làm khổ mình. Cũng vì “ngứa tai” mà một số tờ báo lên tiếng chọc ghẹo: chuyện Vinh sang Bồ là chuyện “hợp tác kinh tế” của T&T Hà Nội, bầu Hiển bỏ tiền ra cho Vinh sang Bồ để đánh bóng thương hiệu chứ có phải đội Leixoes bỏ tiền ra để mời Vinh về thi đấu đâu mà có chuyện “kỳ thị” với “cô lập”.

4. Thực tế thì có thể bầu Hiển đã thực hiện “phi vụ Công Vinh” dưới nhãn quan của người làm kinh tế. Nhưng khi chính Calisto đích thân ủng hộ “phi vụ” này và nhiệt tình giới thiệu Lê Công Vinh với câu lạc bộ Leixoes, thậm chí đem cả uy tín của mình ra để bảo đảm, thì cái nhìn của Calisto đã đi xa hơn một “phi vụ” làm ăn đơn thuần. Theo dõi Calisto lâu năm, tôi tin ông là người rất tâm huyết với bóng đá Việt Nam. Chắc chắn ông phải tin Lê Công Vinh có thể “sống sót” ở giải vô địch Bồ Đào Nha mới mạnh dạn giới thiệu học trò cho Leixoes. Ngày Lê Công Vinh được HLV Jose Mota xếp đá chính thức suốt 90 phút trong trận thắng đội Uniao Leiria 3-2, có lẽ HLV Calisto là người hạnh phúc nhất. Nếu Calisto có cho đó là “sự kiện lịch sử” đối với bóng đá Việt Nam thì cũng hoàn toàn chính xác. Không ai có thể chối cãi việc Lê Công Vinh khoác áo Leixoes trong một trận đấu chính thức đã đánh dấu một cột mốc quan trọng: lần đầu tiên một cầu thủ Việt Nam chơi bóng tại giải vô địch quốc gia của một trong những nền bóng đá nổi tiếng của châu Âu. Bây giờ, hỏi về bóng đá Việt Nam, ít ra các ngôi sao bóng đá thế giới còn có thể gật gù: “Bóng đá Việt Nam hả? Ờ, ờ, tôi có biết một cầu thủ Việt Nam đang chơi ở giải vô địch Bồ Đào Nha”. Đúng là có thế thiên hạ mới biết. Chứ nói Việt Nam là đội vô địch AFF Cup có khi thiên hạ tròn xoe mắt, vì Đông Nam Á là vùng trũng nhất trong cái vùng trũng châu Á so với mặt bằng bóng đá thế giới. Đó cũng là lý do Calisto ưu tiên cho các tuyển thủ quốc gia của Bình Dương được ở nhà làm nghĩa vụ với câu lạc bộ của mình. Vì Calisto tin rằng nếu Bình Dương thành công ở giải AFC Cup - một giải đấu cấp châu lục - thì bốn từ “bóng đá Việt Nam” mới có cơ hội bằng vàng để vang xa.

5. Trở lại vụ Lê Công Vinh: Dù bầu Hiển có đưa Vinh sang Bồ bằng con đường dát toàn vàng đi nữa, nếu Vinh không chứng tỏ được khả năng chuyên môn của mình, chắc chắn anh sẽ bị một câu lạc bộ chuyên nghiệp như Leixoes đào thải. Ngược lại, nếu Vinh nỗ lực hết mình để vượt qua thử thách, và cuối cùng đứng được trên đôi chân của chính mình, lúc đó sẽ chẳng ai nhớ anh đã được đưa đến Bồ Đào Nha bằng cách nào. Nếu nhớ, thiên hạ sẽ trầm trồ rằng đó là sự sáng tạo về cách làm, sự thông minh trong quan hệ, sự năng động trong nắm bắt thời cơ. Do đó, chính sự thành bại của Vinh đóng vai trò rất quan trọng, vì nó sẽ biện minh cho tất cả, dĩ nhiên sẽ dập tắt mọi lời cạnh khóe chung quanh trường hợp của anh. Cũng như Lê Tấn Tài, khi anh đã chiến thắng được bản thân để trở thành một trong những cầu thủ chơi cực hay tại AFF Cup, thì chẳng ai nhắc đến hành động nông nổi của anh ngày nào, hoặc có nhắc đến cũng để chỉ để đùa vui như một giai thoại.

6. Tôi hy vọng Lê Công Vinh sẽ làm được điều mọi người mong mỏi ở anh. Những than thở ở giai đoạn đầu có thể chỉ là những tâm tư lúc cô đơn. Qua phát biểu mới nhất của Vinh “Tôi xác định qua Bồ để học được gì chứ không phải làm được gì”, chúng ta có thể tin Vinh đang rất tỉnh táo, biết mình là ai và đang đứng ở đâu để phấn đấu. Từ “học được gì”, Vinh rất có khả năng sẽ “làm được gì” nếu anh đừng để tâm đến những bài báo kiểu như “Lê Công Vinh là người hùng châu Á”, “Beckham của bóng đá Việt Nam” nhan nhản trên các báo Bồ Đào Nha và giới truyền thông Việt Nam trích đăng lại. Báo chí có nhiệm vụ của báo chí, báo chí thể thao càng sính dùng các từ đại ngôn, cường điệu để tăng tính hấp dẫn nhằm thu hút bạn đọc. Còn nhiệm vụ của Vinh hiện nay là phải chứng minh trận gặp Uniao Leiria chỉ là màn ra mắt của anh tại châu Âu, và câu chuyện cổ tích của một cầu thủ Việt Nam lần đầu tiên Tây du chưa dừng lại ở đó. Nhớ nhà là tốt, nhưng quyết thành danh nơi đất khách để quê nhà nở mày nở mặt xem ra còn tốt hơn nhiều!

CHU ĐÌNH NGẠN

(Báo Sài Gòn Giải Phóng chủ nhật 11-10-2009)

[IMGL]https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/images/lecongvinh.jpg[/IMGL]


























Lê Công Vinh trên báo chí Bồ Đào Nha


__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên hoangtube, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Những thành viên đã cảm ơn đến hoangtube cho bài viết này:
xiunhon (11-10-2009)
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:21 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters