Trở lại   Thư Quán Đo Đo > VỀ NGUYỄN NHẬT ÁNH > BÀN LUẬN

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-08-2009, 09:43 AM
Avatar của Akô Nô
Akô Nô Akô Nô đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 480
Cảm ơn: 1
Được cảm ơn 22 lần cho 18 bài viết
Mặc định Một ít hương đồng gió nội trong văn Nguyễn Nhật Ánh (bùi quang huy)

Một ít hương đồng gió nội trong văn Nguyễn Nhật Ánh

Trong vòng 6, 7 năm, Nguyễn Nhật Ánh làm được một điều mà bất cứ cây bút trẻ nào cũng ao ước: cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ (một tập in chung với Lê Thị Kim), trên mười tập truyện ngắn, truyện dài. Nhưng không phải hết thảy đều trôi tuột giữa lúc chuyện in ấn những sáng tác của các cây bút trẻ không đến nỗi quá khó khăn, đôi lúc, cứ như cơn lũ, tuôn ra ào ạt rồi phơi đầy trên các quầy sách báo ở mọi nơi. Trong tâm trí người đọc, văn chương Nguyễn Nhật Ánh, có lẽ vẫn còn Một chút gì để nhớ, hay một Mắt biếc ngày qua, nhỏ nhoi mà long lanh, khó lẫn và khó quên. Ấy là chưa kể một loại Chuyện cổ tích dành cho người lớn. Nghề văn, ước mơ và hoài vọng bao giờ cũng lớn. Lưu lại một dấu ấn trong người đời, đã quý lắm rồi! Chả thế, người xưa từng than thở: Ta hồ! Văn chương chi sự thiên cổ thốn tâm (Than ôi! Văn chương – một tấc lòng mà để nghìn năm!).

Nguyễn Nhật Ánh biết hát những khúc ca đồng nội để ru mát tâm hồn tuổi thơ. Có người gọi anh là nhà văn của tuổi nhỏ. Quả thật anh viết khá nhiều truyện thiếu nhi và chúng đã làm các em say mê. Nhưng, giả dụ rằng, một ngày nào đấy, nhà văn từng viết Chú bé rắc rối hay Chuyện cổ tích dành cho người lớn, lại phóng bút viết nên những truyện dành cho những người khác nữa, ta sẽ gọi anh như thế nào? Đề tài và lứa tuổi chưa hẳn là những điều thật quan trọng. Nhà văn thể hiện con người và thế giới qua tâm hồn đa cảm của mình ra sao, đấy mới đích thực là tài năng và bản lĩnh của người nghệ sĩ.

Trong văn chương Nguyễn Nhật Ánh, thật lắm tiếng cười. Anh khéo chuyển tải những tình huống hài hước của đời thực vào trang viết. Và ngay cả giọng điệu, bao giờ cũng dí dỏm. Nhưng phần nhiều, đấy là tiếng cười hồn nhiên và tươi trẻ. Tuổi thơ chẳng thích gì mấy tiếng cười châm biếm, mỉa mai chua cay, dù cuộc đời không lúc nào thiếu. Anh đã dành được cảm tình cuả bạn đọc nhỏ tuổi trước hết vì thế. Còn người lớn? Có thể đấy là sự tìm về một thế giới đầy ắp kỷ niệm, như chính nhà văn tìm về trong sáng tác: “Viết cho thiếu nhi bao giờ cũng giúp tôi quên đi rất nhiều phiền muộn của đời thường. Thế giới ấy là cuộc đời hồn nhiên, tươi đẹp và bao dung…” (Tuổi Trẻ Chủ Nhật, ngày 28-10-1990). Nhưng bạn đọc hãy tin rằng, những nhà văn có biệt tài khiến mình khúc khích ở mỗi trang sách là “những người không vui”. Trái lại, đấy mới là bút pháp nghệ thuật, là bề nổi của một tâm hồn lắm buồn rầu và ưa ưu tư, nhưng chẳng bao giờ muốn người đọc phải muộn phiền mà đánh thức sự hồn nhiên để họ trở về với thế giới ấy!


Qua những nhân vật của mình, Nguyễn Nhật Ánh thể hiện một tâm hồn nhân hậu, bao dung theo kiểu chân chất. Làm người phố thị bao năm, nhưng anh hay viết về nông thôn qua ký ức. Ở đó, có một làng quê thật, nghèo đói, túng thiếu mà hiền hòa, thuận thảo. Những mái nhà cũ kỹ, rừng sim tím ngát, giàn thiên lý thoảng hương từng đêm… hết thảy tưởng như bình lặng nhưng có sức níu giữ và cất giấu từng nỗi buồn đau, ngang trái của con người. Chúng làm người con trai bỗng dưng e ấp với rung động đầu tiên khi đã lớn, và âm thầm cả lúc rạn vỡ. Ngày người ấy rời làng ra đi, chút hương đồng gió nội vẫn có chỗ đứng của mình, không chỉ ở áo quần, dáng vẻ
mà thấm đẫm trong bản sắc tâm hồn anh ta. Nó chẳng phải là vẻ quê mùa, lúng túng của nhà quê ra tỉnh như người đời hay nghĩ. Đấy là vẻ đẹp cuả sự chân chất, mượt mà. Nhà văn có thể tạo cho văn chương những vẻ đẹp riêng. Chải chuốt và kiêu sa cũng là một vẻ đẹp, miễn rằng sự đài các ấy có ích. Nguyễn Nhật Ánh trở về với dân dã, vẫn có lý của anh. Tôi có niềm nuối tiếc không được đọc thơ Nguyễn Nhật Ánh nhiều như những năm 1984, 1986. Song, bất chợt nhận ra rằng, tự hồi nào, anh đã gửi không ít hương đồng gió nội năm xưa vào văn xuôi để chúng có được chất thơ trong sáng mà chẳng cần ngôn từ hoa mỹ!


Tháng 11-1990

BÙI QUANG HUY, nhà nghiên cứu văn học

(Báo Phụ nữ TPHCM ngày 1-12-1990)
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên Akô Nô, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:19 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters