Trở lại   Thư Quán Đo Đo > VỀ NGUYỄN NHẬT ÁNH > BÀN LUẬN

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 11-07-2009, 01:24 PM
Avatar của bachkylan
bachkylan bachkylan đang ẩn
Administrator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 243
Cảm ơn: 5
Được cảm ơn 86 lần cho 51 bài viết
Mặc định Nguyễn Nhật Ánh - đang một mình một chợ? (thúy nga)

Nguyễn Nhật Ánh - đang một mình một chợ?


Hè 1995 vừa bắt đầu, NXB Trẻ cùng một lúc tái bản 12 truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh (N.N.A). Sách lại bán chạy: Mắt biếc, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Thằng quỷ nhỏ, Phòng trọ ba người, Thiên thần nhỏ của tôi… với tuổi học trò, mấy năm nay đã trở thành chỗ thân quen. Và mỗi năm sách lại được tái bản, dành cho một lớp người đọc mới vừa lớn lên, và đang có nhu cầu.

Cái việc tuổi học trò rủ nhau tìm đọc những cuốn sách được viết một cách trong sáng, dí dỏm trong cách kể chuyện, hồn hậu trong cách nhìn cuộc đời… quả thực đáng mừng. Nỗi mừng đủ khiến ta tin vào sức hút của văn học lành mạnh đối với tuổi thơ.

Nhưng nỗi mừng ấy lại không đủ rộng để quên được một câu hỏi: còn ai nữa không ngoài NNA đang được tuổi nhỏ ưa thích lâu bền? Hiện tượng hàng loạt tác phẩm của anh chỉ trong vòng vài ba năm đã tái bản nhiều lần phải chăng còn chứng tỏ một điều: NNA đang một mình một chợ? Tất nhiên (ai cũng biết) đã và đang có rất nhiều người viết truyện cho thiếu nhi. Hai mươi năm trở lại đây, ở thành phố (và nói rộng ra cả nước) với đề tài văn học này có thể kể tới Tuổi thơ im lặng (Duy Khán) , Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên),Vịt chị vịt em (Vũ Thị Thường), Hành trình ngày thơ ấu (Dương Thu Hương), Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng), các truyện núi rừng của Vũ Hùng, truyện lịch sử của Hoài Anh, .. và rất nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi nữa của Xuân Quỳnh, Trần Thanh Địch, Vũ Tú Nam, Lý Lan, Nguyễn Trí Công, Trương Nam Hương, Minh Khoa, Cao Xuân Sơn, Phùng Thiên Tân…

Nhưng cho đến lúc này, phải chăng vẫn duy nhất có NNA đứng được và sống được với tư cách là một nhà văn của tuổi học trò – không chỉ kể về số lượng hàng chục tác phẩm?

Tổng kết một chặng đường họat động, NXB Kim Đồng tự đánh giá hai năm 1993, 1994 là hai năm họat động có hiệu quả nhất trong vòng 37 năm qua (kể từ năm 1957). Chỉ số bản sách và trang sách đã được in ra (gấp ba lần thời Nhà nước bao cấp và gấp 30 lần so với thời mới bước vào cơ chế thị trường 1988-1992). Sự phát triển vượt bực ấy, nhiều người biết bên cạnh những nỗ lực tự vận động của NXB, có sự đóng góp có tính quyết định của “chú mèo máy Đôremon” (78 tập với 100.000 đến 130.000 bản in/tập) được thị trường chấp nhận. Thực tế cải chính cho định lý phải bù lỗ sách thiếu nhi, đồng thời minh chứng: chi phí cho đời sống tinh thần của trẻ em trong mỗi gia đình đã chiếm một tỉ lệ đáng kể. Những bậc cha mẹ không tiếc tiền mua sách hay và bổ ích cho con em mình. Như NXB Kim Đồng đã thắng lớn với truyện tranh Nhật Đôrêmon, đang thắng lớn với truyện dài của Đức TTKG… Như NXB Trẻ đã gặt hái thành công với Xubasa, đang tiếp tục thành công với Siêu quậy Teppi… Và còn bao nhiêu NXB lớn nhỏ khác đổ xô vào truyện tranh thiếu nhi nước ngoài bất kể dở hay, lợi hại… tất cả đều chứng tỏ sách thiếu nhi đang là một thị trường sôi động, mang lại nhiều lợi nhuận cho người sản xuất (NXB hoặc tư nhân).

Sự ăn nên làm ra đang đến với NXB Kim Đồng. Vậy mà mới đây, tham dự Hội chợ sách quốc tế ở Franfurt, ông giám đốc NXB lớn nhất cả nước về văn học thiếu nhi này lại nói rằng ông ray rứt vì chẳng có sách gì để mang ra triển lãm với người. Nỗi niềm thành thực, sách thiếu nhi Việt Nam không phải không có, nhưng biết chọn sách nào như một thành tựu vừa hay vừa đẹp?! Chẳng thể cứ cố khoe - lấy - được nữa, mà không lẽ giới thiệu với nước ngoài những Đôrêmon, Nhóc tì Marưko, Tây du ký, Công viên khủng long hay truyện tranh của Walt Disney…?!

Không thể thật sự lớn mạnh nếu chỉ gặt hái từ những cái có sẵn. Phải tự gieo trồng. 12 tác phẩm đi ra từ cuộc thi "Văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước” (NXB Trẻ), hàng vài chục tác phẩm phát sinh từ “Cuộc vận động sáng tác truyện và tranh truyện cho thiếu nhi" (NXB Kim Đồng) hi vọng đã là những khởi động tốt. Cả việc NXB Kim Đồng đặt NNA viết Kính vạn hoa, cả việc NXB Trẻ đặt Nguyễn Mạnh Tuấn viết Thanh tra Catanhí (là những bộ truyện chữ dài hàng chục tập) cũng đã là một hướng đi tự tin (dù triển vọng còn tùy thuộc ở chất lượng tác phẩm). Nhưng để xây dựng một đội ngũ nhà văn viết cho thiếu nhi, để có một nền văn học thiếu nhi cho thiếu nhi Việt Nam lại đòi hỏi nỗ lực từ rất nhiều phía. Tất nhiên phải đòi hỏi từ chính những người đang viết cho thiếu nhi một sự lựa chọn toàn tâm tòan ý, đầy yêu thương và trân trọng (có người vẫn nghĩ, khi không viết được gì nữa thì đành phải viết cho thiếu nhi!).

Lúc đó, một trung tâm sách cho thiếu nhi cả nước, như mơ ước của NXB Kim Đồng, mới có cơ sở thực tế. Và lúc đó, cái tin NNA không còn một mình một chợ nữa, lại là một tin vui!

THÚY NGA, nhà báo

(Báo Tuổi Trẻ ngày 5-8-1995)
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên bachkylan, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:38 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters