Trở lại   Thư Quán Đo Đo > ĐỌC BÁO BUỔI SÁNG > CHÚT XÍU ĐO ĐO

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 10-10-2018, 04:21 PM
Avatar của Akô Nô
Akô Nô Akô Nô đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 480
Cảm ơn: 1
Được cảm ơn 22 lần cho 18 bài viết
Mặc định 'Tiếng Việt đẹp và phong phú hơn bạn tưởng' (Zing, 20-9-2018)

'Tiếng Việt đẹp và phong phú hơn bạn tưởng'

Thông qua các hình thức chơi chữ, tác giả sách "Việt Pun" mong muốn mang lại niềm vui cho độc giả, từ đó quan tâm và yêu tiếng Việt hơn.

Biến hoá cùng ngôn từ là thú vui hấp dẫn, cho phép bạn “định nghĩa”, gọi tên các sự vật và hiện tượng theo góc nhìn mới mẻ và độc đáo. Bởi vậy, Việt Pun tổng hợp gần 200 câu “chơi chữ kiểu Việt” thú vị, mới ra mắt đã thu hút nhiều các độc giả trẻ tuổi. Zing.vn đã có cuộc trò chuyện với LEN (tên thật là Đồng Nguyễn Thành Trung), tác giả của cuốn sách.

- Bạn bắt đầu sáng tạo các “pun” tiếng Việt như thế nào?

- “Pun” (hay “punchline”) là cách chơi chữ, sử dụng các từ đồng âm hoặc đồng nghĩa với dụng ý hài hước nào đó. Với tính tượng hình, tượng thanh đặc trưng, tiếng Việt là chất liệu phong phú để có thể sáng tạo nên những “pun” dí dỏm, thử thách khả năng liên tưởng và sáng tạo của mỗi người.

Tôi bắt đầu “chế” pun từ khoảng đầu năm ngoái, mới đầu chỉ gửi vào nhóm chat để bạn bè đọc cho vui. Sau này khi đăng lên Facebook cá nhân thì nhận được sự ủng hộ của bạn bè, nên tôi tạo trang Việt Pun, cố gắng duy trì để đem lại tiếng cười cho bạn bè của mình. Hiện nay trang đã có hơn 30.000 người thường xuyên theo dõi.



Tác giả LEN (giữa) trong một buổi giao lưu về ngôn ngữ của giới trẻ.

- Việt Pun có liên quan gì đến công việc, cuộc sống cá nhân của bạn không?

- Tôi là giáo viên dạy tiếng Anh. Với Anh ngữ thì việc tiếp xúc các pun tiếng Anh rất nhiều, nhưng đa số pun tiếng Anh chỉ khai thác được sự đồng âm của các từ. Tôi tự hỏi liệu tiếng Việt có thể có pun hay không? Từ đó mày mò suy nghĩ và tạo được gần 200 puns khác nhau.

Khoảng thời gian đầu khi đăng puns lên mạng xã hội, hầu như nó là tâm điểm suy nghĩ của tôi suốt ngày. Đi làm cũng nghĩ, đọc sách cũng để ý xem chữ nào hay, từ nào hay, thậm chí chạy xe ngoài đường cũng miên man nghĩ ngợi.

- Chắc vậy nên Việt Pun chạm đến khá nhiều đề tài, từ thế giới tự nhiên, đến thế giới con người, các vấn đề “nóng” trong xã hội… Bạn có nghĩ Việt Pun thuần túy là “chơi chữ để giải trí”?

- Ngay từ khi lập page Việt Pun, tôi đã xác định là trang chỉ mang tính giải trí. Cái chính là mọi người đến với Việt Pun để cười, và qua những câu chơi chữ đó mà quan tâm tới tiếng Việt hơn và yêu nó hơn.

Những vấn đề “thời sự” khi đưa vào Việt Pun hầu hết đều là ngẫu nhiên, không có ẩn ý hay sắp đặt gì cả, nhưng tôi cũng muốn qua đó truyền đi những thông điệp nhỏ, ví dụ như không ăn thịt thú rừng, không mua bán da và cao hổ, v.v…



Sách Việt Pun.- Bạn có thể ví dụ một số pun mà bạn tâm đắc nhất?

- Nếu thế phải đọc hết cả cuốn sách (cười). Ví dụ như “Học sinh giỏi giúp bạn học thì gọi là gì? - Đỡ đần”, “Trái bắp khờ dại thì gọi là gì? - Ngây ngô”, “Tại sao người béo lại hay buồn? - Vì họ quá khổ”, “Mệt nhưng vẫn chở bồ đi ngắm hoàng hôn thì gọi là gì? - Ráng chiều”, “Trang trại bò sữa đặt ở đâu là tốt nhất? - Cow nguyên (cow = con bò)”…

- Một điều khá đặc biệt ở Việt Pun, là LEN vừa viết vừa vẽ minh họa, hai trong một, bạn có thể chia sẻ một chút về việc tay ngang tự “trang điểm, làm đẹp” cho tác phẩm của mình?

- Việc vẽ minh họa thực ra không nằm trong ý định ban đầu. Khi tôi đưa lên facebook cá nhân được kha khá nhiều puns, có một bạn bình luận gợi ý vẽ hình minh họa. Tôi vẽ thử và nhận được phản hồi khá tích cực từ bạn bè, vì hình ảnh làm cho người ta thấy buồn cười hơn. Mới đầu thì vẽ hơi cực vì mình không phải dân chuyên, vẽ vời do thích là chủ yếu. Sau này các nhân vật xuất hiện nhiều, trở nên quen thuộc với mọi người thì dễ vẽ hơn.
Một Pun hài hước trong sách.

- Trong sách "Việt Pun", ngoài pun tiếng Việt còn có các pun song ngữ, với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Tây Ban Nha, bạn thấy pun nào khó làm nhất trong quá trình thực hiện?

- Các pun song ngữ hơi khó hơn so với pun tiếng Việt, vì những câu hỏi đặt ra phải thật sát nghĩa, và các cụm từ phải trả lời được câu hỏi theo 2 nghĩa khác nhau của từ đó. Ngoài ra pun song ngữ thường sẽ khó hiểu, có những pun phải ghép nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt thì mới hiểu được. Ví dụ như ‘con trai ăn gì thì sẽ không để ý con gái nữa?’ - burger. (bur đọc giống như ‘bơ’ (lơ, bỏ lơ) trong tiếng Việt, ger đọc giống ‘girl’ trong tiếng Anh)

- Theo bạn, làm thế nào để giới trẻ thấy được vẻ đẹp và sự đặc biệt của ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng Việt?

- Theo tôi cần phải có động lực và cảm hứng. Nếu như việc học tiếng Việt chỉ gói gọn trong những bài văn mẫu và những bài thi, thì việc các bạn không “hào hứng” với tiếng Việt là điều khó tránh khỏi.

Tôi nghĩ giới trẻ cần được khuyến khích đọc và nên đọc nhiều hơn, nhất là những tác giả có văn phong nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Nhật Ánh, hay Hồ Anh Thái (cá nhân tôi rất ngưỡng mộ 3 tác giả này).

Qua việc đọc, các bạn có thể tìm được nguồn cảm hứng và phần nào đó cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của tiếng Việt. Tiếng Việt đẹp và phong phú hơn bạn tưởng.

Lê Hòa Long

(Zing, 20-9-2018)

__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên Akô Nô, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:26 PM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters