Trở lại   Thư Quán Đo Đo > TRANG VIẾT CỦA BẠN BÈ > VĂN XUÔI

Viết bài mới Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 13-10-2009, 06:24 PM
Avatar của hoangtube
hoangtube hoangtube đang ẩn
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Bài gửi: 1.141
Cảm ơn: 54
Được cảm ơn 936 lần cho 414 bài viết
Mặc định Viết – sống – và bình an (trần văn toàn)

Viết – sống – và bình an

(Quý tặng chị Nguyễn Tưởng Lê)


1
. Trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân có kể chuyện Ngộ Không – Trư Bát Giới – Sa Tăng ăn trộm quả nhân sâm trong vườn của Chấn Nguyên đại tiên. Chia chác thì đều: mỗi người mỗi quả. Nhưng cách hưởng thụ thì có khác. Bát Giới vì phàm ăn nên nuốt chửng vì thế mà không biết mùi vị quả nhân sâm thế nào. Nhìn bọn Ngộ Không, Sa Tăng ăn mà phát thèm, lại đến kì kèo xin ăn. Xảy ra cãi nhau và vì thế chuyện trộm nhân sâm mới bị bại lộ. Đọc truyện, không khỏi tủm tỉm trước thói háu ăn kì lạ của họ Trư. Nhưng, ngẫm kĩ, thì thấy chúng ta, không ít lần đã hành xử không khác bao nhiêu với họ Trư: chúng ta “nuốt chửng” cuộc đời của mình mà chưa kịp hiểu gì về mùi vị của nó. Nếu hình dung cuộc đời là một bữa tiệc, thì phần lớn chúng ta là những thực khách mải mốt chạy từ thực đơn này sang thực đơn khác (không hiếm khi là rất hoành tráng) mà chẳng khi nào biết đến nơi đến chốn một món ăn nào. Đời là thế, tất tả tháng ngày. Nếu không Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không thể tự đắc đến thế về cái nhàn của mình: “Nhất nhật nhân nhàn, nhất nhật tiên”. Con người hiện đại, sống trong một xã hội nhanh (fast society) và vì thế họ cũng tiêu hóa cuộc đời của mình một cách hăm hở và vội vã.

Trong văn cảnh ấy, viết là một phương cách để chúng ta sống chậm lại và vì thế kĩ lưỡng hơn trong những cảm nhận về hương vị của cuộc đời. Hãy biết yêu những nét chữ nguệch ngoạc, những nhát “mổ cò” trên bàn phím! Hãy hình dung đó là những bậc thang để dẫn chúng ta vào trong thế giới nội tâm của chính mình.

2. Khác với nói. Lời nói gió bay. Viết làm cho những suy nghĩ hiện lên và đọng lại trong một hình hài, một tồn tại vật chất.

Thành hình hài là một tồn tại đòi hỏi những phẩm tính đặc biệt:

Thứ nhất
, một hình hài bao giờ cũng là một đòi hỏi ráo riết về một nội dung, về một giá trị. Cái nhợt nhạt, xoàng xĩnh không đủ tự tin để tồn tại trong một hình hài. Tôi nhớ, khi còn là sinh viên, PGS Đăng Anh Đào có một nhận xét thú vị: một nhà văn, dù bất tài, luôn nghĩ mình là một Banzac, một Huygo nếu không anh ta sẽ không đủ can đảm để viết ra dù chỉ một chữ.

Thứ hai
, với văn tự, dù được lưu giữ bằng những vật liệu có thể hư hoại nhưng đời sống của văn bản không phải là một tồn tại phù du. Những con chữ luôn mang trong nó một phần ánh sáng của sự vĩnh cửu ngay cả khi viết có thể là “một trò chơi vô tăm tích”

Vậy nên, sự tồn tại dưới dạng thức hình hài của mỗi con chữ bắt chúng ta phải cẩn trọng với những gì mình viết ra và vì thế là một điều kiện để chúng ta sống sâu sắc hơn, ráo riết hơn. Với viết, những gì vuột qua thì giờ đây sẽ lắng lại, những gì còn mờ khuất sẽ trở nên đậm nét, những ấp úng mờ hồ sẽ được ngân lên.

3. Những suy nghĩ tình cảm của chúng ta, theo một nghĩa nào đó, là một sinh thể (being) đích thực. Nó đòi hỏi được khai sinh, được cất tiếng. Được tồn tại dưới ánh mặt trời. Những suy nghĩ khi chưa được “khai sinh” không ngủ yên. Chúng đi lại, thầm thì. Chúng tổ chức những “hội nghị” và tranh cãi huyên náo. Chúng khẳng định sự tồn tại của mình một cách phóng túng bất chấp mọi thời gian biểu.

Ta hiểu vì sao, kế thừa truyền thống tự thú (confession) của châu Âu thiên chúa giáo, phương pháp trị liệu tâm lí của Freud đặt cơ sở trên sự yêu cầu người bệnh phải nói ra. Như một giải thoát. Như một đối mặt để vượt qua.

Ở phương Đông, sớm hơn Freud rất nhiều, Đức Phật chọn con đường khác: buông xả những suy nghĩ. Không buồn lo, vô tư, vô lự. Làm được điều này thì không cần ngôn ngữ nữa. Vậy nên đắc đạo thì vô ngôn. Điều này, theo tôi, là một phản chứng cho thấy giữa những suy nghĩ của con người và ngôn ngữ luôn có một quan hệ mật thiết. Nhưng đắc đạo là một ân sủng từ trong vô lượng kiếp. Không thể cầu mà được.

Viết, với một người bình thường, vì thế, là một buông xả. Để giải thoát cho ngọn lửa trong nội tâm. Viết còn là một tu tập. Để vun đắp cho những tín niệm.

Tôi không tin ai đó có thể viết trong sự bình an. Nếu đã thực sự có bình an thì người ta đã hoàn toàn vong ngôn.

Viết là để tìm bình an!


18-9-2009


TRẦN VĂN TOÀN

(http://my.opera.com/toantransp1/blog)
__________________


Chào mừng đến với NNAFC! Thành viên hoangtube, chúc bạn vui vẻ!
Trả lời với trích dẫn
Những thành viên đã cảm ơn đến hoangtube cho bài viết này:
xiunhon (13-10-2009)
Trả lời

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:49 AM


Bắt đầu cập nhật từ ngày 17-08-2009

free counters